Ăn chay thì có được ăn trứng hay không?
Đối với người theo đạo Phật, việc ăn chay hay ăn mặn thường gây thắc mắc, tranh luận đúng sai, nên hay không nên, cho khá nhiều người. Một trong những thắc mắc ấy là: ăn chay có được ăn trứng không?
1. Ăn chay theo quan điểm Đạo Phật
Ăn mặn là từ ngữ chỉ việc ăn uống thông thường, bình thường, thường nhựt của bất cứ người nào trên thế gian, không quan hệ với bất cứ sắc tộc, văn hóa, phong tục, tập quán, hay tín ngưỡng nào. Nói một cách khác: Ăn mặn có nghĩa là ăn tất cả các loại thực phẩm có thể ăn được. Bao gồm thịt động vật, trứng, sữa, và các loại thực vật, rau cải trái cây.
Ăn chay là từ ngữ có nhiều nghĩa khác nhau, tùy theo địa phương, phong tục, tập quán, hay tín ngưỡng. Có nơi, ăn chay có nghĩa là: Không ăn thịt heo, hay cữ thịt bò. Có nơi, ăn chay có nghĩa là: Không ăn các loại thịt động vật sống trên mặt đất, nhưng có thể ăn các loại thịt sinh vật sống ở dưới nước.
Theo Đạo Phật, nói một cách đơn giản, ăn chay có nghĩa là: Ăn tất cả các thức ăn, thực phẩm không có liên quan đến mạng sống, hay gọi cách khác là sinh mạng của chúng sinh.
2. Trứng có phải thực phẩm chay hay không?
Một chế độ ăn chay thường được định nghĩa là tránh tiêu thụ các sản phẩm hoặc chế phẩm từ thịt động vật.. Do đó, nhiều người ăn chay vẫn có thể ăn trứng ngay cả khi loại trừ thịt bò, thịt gia cầm và cá trong chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên, một số người không coi trứng là thực phẩm thân thiện với người ăn chay.
Nếu một quả trứng được thụ tinh là kết quả của một con gà mái và gà trống giao phối, thì những quả trứng đều có thể trở thành một con gà con. Vì vậy, những người ăn chay theo trường phái phản đối việc giết hại động vật có thể không sử dụng trứng.
Ngược lại, nếu một quả trứng không được thụ tinh và không có khả năng trở thành động vật, sẽ được coi là thực phẩm chay và được coi là sản phẩm phụ từ động vật như sữa và bơ.
Tuy nhiên, một số tôn giáo trên thế giới khuyến khích ăn chay, chẳng hạn như Ấn Độ giáo và đạo Jain, họ không xem trứng là thực phẩm ăn chay, từ đó cấm sử dụng, cấm ăn trứng.
3. Chế độ ăn chay nào có thể dung nạp trứng?
Một số trường ăn chay vẫn cho phép tiêu thụ trứng. Dưới đây là một số trường phái ăn chay khác nhau dựa trên việc họ thụ trứng và / hoặc sữa:
Lacto-chay: người dùng tránh trứng, thịt và cá nhưng có thể sử dụng sữa
Ovo-chay: tránh thịt, cá và sữa nhưng có thể sử dụng trứng
Lacto-ovo chay: tránh thịt và cá nhưng được sử dụng trứng và sữa
Ăn thuần chay: tránh tất cả các sản phẩm có nguồn gốc động vật, bao gồm thịt, cá, trứng, sữa và các chế phẩm có nguồn gốc động vật khác chẳng hạn như mật ong…
Hiểu thêm về việc ăn chay
Trên thế giới ngày nay, tây phương cũng như đông phương, số người ăn chay vì lý do sức khỏe, theo khuyến khích của giới y sĩ, ngày càng nhiều hơn; và số người ăn chay vì lý do tín ngưỡng, cũng gia tăng nhiều hơn. Những người ăn chay, vì lý do sức khỏe, cũng như lý do tâm linh, thường hiền lành hơn, ít náo động hơn. Tâm tánh họ cũng dễ dãi hơn, nhưng vẫn sinh hoạt bình thường như người khác.
Những người chung quanh thường cảm thấy an tâm hơn, khi sống gần gũi người ăn chay hiền lành. Những con thú chỉ ăn thực vật thảo mộc, không bao giờ sát hại các sinh vật khác, không gây sợ hãi cho các loài vật sống gần bên.
Ăn chay thuộc phần tu tướng, bên ngoài. Nếu những người phát tâm ăn chay, vì lòng từ bi – không cứ phải là người theo đạo Phật -thường cảm thấy an vui lợi lạc và nhẹ nhàng. Họ dễ cảm thông với các loài sinh vật khác, và yêu mến thiên nhiên hơn. Đó là phần tu tâm, bên trong. Tu theo đạo Phật cần hội đủ hai phần: Tu tướng và tu tâm.
Phật giáo Nguyên thuỷ quan niệm về ăn chay như thế nào?