Vì sao vợ chồng lại đến với nhau?
Nhân một dịp thấy con hầu gái của chàng bỏ trốn, thiếp hóa hình giả làm nó để theo chàng trả nợ. Kể cũng đã mười năm, nợ xưa kể cũng đã đền trả đầy đủ. Đây chính là lúc thiếp có thể trở về hình hài xưa để ra đi.
hanh Viễn tiên sinh có kể cho tôi (Kỉ Hiểu Lam 1724 – 1805, đậu tiến sĩ năm 1755, làm quan 41 năm dưới triều Càn Long) nghe một chuyện như thế này:
“Nhà họ Chu có một hầu gái nhỏ, khi đó không đẹp gái lắm. Lớn lên tự dưng dần trở nên thông tuệ, gương mặt ngày càng xinh đẹp hơn… Có lần Chu tiên sinh thấy nàng tính tình có vẻ khác xưa, nên hỏi:
– Nàng không phải là con bé ngày xưa nữa phải không?
Hầu gái đáp:
– Đúng thế!
Vài năm sau, Chu tiên sinh bèn nạp cô hầu gái làm thiếp. Người thiếp rất biết tính toán, lo toan công việc gia đình. Từ gạo củi dầu muối, cho đến cửa trong ngõ ngoài đều quán xuyến chu tất, kẻ ăn người ở không ai dám qua mặt. Kẻ nào vẫn không biết điều, tất bị trừng phạt thích đáng ngay.
Người thiếp lại rất giỏi trong việc làm giàu, dự liệu mọi chuyện không ai bằng, hàng hóa tích trữ năm trước năm sau bán tất được giá cao.
Quan hệ vợ chồng dưới cái nhìn Phật giáo
Cũng vì vậy nhà họ Chu ngày càng thịnh vượng, và Chu tiên sinh càng yêu thương người thiếp hơn. Một hôm, người thiếp hỏi Chu tiên sinh:
– Chàng có biết thiếp là ai không?
Họ Chu cười:
– Nàng điên rồi sao? Sao lại hỏi vậy?
Người thiếp nói tiếp:
– Thực ra thiếp không phải là người. Thiếp vốn là hồ ly thành tinh. Chàng 9 kiếp trước, là một thương gia giàu có, thiếp làm viên thủ quỹ cho chàng. Chàng đối xử với thiếp rất tốt, nhưng thiếp lại biển thủ của chàng hơn ba nghìn lạng bạc. Cho nên khi chết, Diêm Vương bắt thiếp giáng làm kiếp cáo. Thiếp tu luyện mấy trăm năm, may mắn đắc đạo, có thể hóa thành hình người. Nhưng vì vẫn bị ràng buộc bởi lỗi xưa nên không thể thành tiên.
Nhân một dịp thấy con hầu gái của chàng bỏ trốn, thiếp hóa hình giả làm nó để theo chàng trả nợ. Kể cũng đã mười năm, nợ xưa kể cũng đã đền trả đầy đủ. Đây chính là lúc thiếp có thể trở về hình hài xưa để ra đi.
Thiếp ra đi rồi, thân xác sẽ là hồ ly. Chàng hãy sai người đầy tớ trong nhà chôn cất thiếp. Hắn tất sẽ lột thân xác thiếp để lấy bộ da. Chàng đừng trị tội hắn. Hắn bốn kiếp trước chết đói, thiếp khi đó là hồ ly chưa thành đạo, từng gặm thây hắn mà ăn qua cơn đói. Cho nên, hắn có lột da thiếp, cũng là một cách để trả hết ân oán chuyện xưa tiền định.
Nói xong, người thiếp hóa thành một con hồ ly, ngã gục xuống nền nhà. Rồi xuất hiện hình bóng một cô gái nhỏ nhắn, xinh đẹp bay ra từ miệng hồ ly như một luồng khí, từ từ biến mất không thấy dấu vết gì nữa.
Chu tiên sinh không nỡ nhẫn tâm làm theo lời dặn của người vợ hồ ly, mà tự mình lo liệu việc chôn cất. Nhưng rồi cuối cùng vẫn bị người đầy tớ trong nhà quật trộm mộ lên, lột lấy bộ da đem bán. Chu tiên sinh sau này biết được, mới hiểu ra đó là nhân quả trả vay công bằng, không thế cách gì tránh được. Đành chỉ than vãn âm thầm mà thôi!”
Biên dịch: Lê Văn Đình, Ngô Như Sâm