Tâm tánh của mỗi người là do hành nghiệp trong quá khứ khác nhau
Tâm tánh của mỗi người khác nhau là do hành nghiệp trong quá khứ khác nhau. Chính những hành động, thói quen, tập khí của mỗi người tạo ra tâm tính đặc thù, riêng biệt. Có 6 loại tâm tánh, cá tánh khác nhau của con người: tính tham, tính sân, tính si, tính tín, tính trí (giác), tính tầm.
Những hành giả học Phật và tu Phật muốn thành tựu công hạnh thì ít ra cũng phải tương đối biết rõ căn cơ, tâm tánh hay cá tính của mình. Nếu không thấy, không biết, ai dạy sao cũng thực hành, đôi khi đi ngược với tâm tánh của mình thì chỉ có hại cho mình mà thôi.
Tâm tánh của mỗi người khác nhau là do hành nghiệp trong quá khứ khác nhau. Chính những hành động, thói quen, tập khí của mỗi người tạo ra tâm tính đặc thù, riêng biệt. Có 6 loại tâm tánh, cá tánh khác nhau của con người: tính tham, tính sân, tính si, tính tín, tính trí (giác), tính tầm.
1. Tính tham
Người có cá tính gốc tham thường thiên nặng về tham ái, ham thích, mê đắm, tầm cầu các khoái lạc giác quan mà không chịu từ bỏ mặc dù chúng có hại sức khỏe tài sản cho mình, đôi khi hao mục cả đạo đức và thiện pháp nữa. Theo tinh thần nhân quả nghiệp báo, người có gốc tham do hưởng được thiện quả còn lại từ kiếp trước nên quen sống cảnh xa hoa, có ngũ dục công đức sung mãn hoặc do họ tái sanh xuống cõi đời này sau khi mệnh chung ở cõi thiên giới.
Đối với căn tánh tham này, khi hành giả tu tập: không nên ở chỗ quá xinh đẹp, không nên dùng vật thực quá ngon, không nên mặc y áo giày dép quá cầu kỳ sang trọng. Chỗ ngủ nghỉ cũng thường đơn sơ giản dị, cốt là đừng để cho tâm tham phát sinh, dễ dính mắc. Phải biết chọn trú xứ ngoại cảnh xấu xí, không vừa ý thì càng tốt. Thường xuyên đi kinh hành nhiều hơn ngồi. Đề mục thích hợp là quán 10 tướng của tử thi hoặc 32 thể trược của thân.
2. Tính sân
Người có cá tính gốc sân thì ít tình cảm, thiếu vắng tình cảm, đôi khi khô nhạt tình cảm. Họ ít bám víu dính mắc vào đối tượng lâu, thường thích tìm lỗi của người khác. Người có tính sân nhiều có lẽ kiếp trước từng làm những việc như đâm chém, tra tấn tàn bạo, hoặc cũng có thể tái sanh xuống cõi này sau khi mệnh chung ở cõi địa ngục, a tu la, hay rắn rít, rồng cọp beo… Người tính sân dễ căng thẳng nóng nảy, bực bội, nhiều bất mãn, dễ trái ý, nghịch lòng trước mọi hoàn cảnh.
Đối với căn tính sân này, khi tu tập hành giả nên ở chỗ đẹp, tiện nghi, tinh tươm, sạch sẽ, ngăn nắp… hoàn toàn trái ngược lại với tính tham. Đồ dùng, y áo, thức ăn, vật uống luôn vừa lòng thích ý. Oai nghi thích hợp là nằm và ngồi. Sau khi ngoại cảnh hỗ trợ tạo duyên đối trị sân rồi, thì hành giả nên chọn đề mục thiền định tương hợp là tứ vô lượng tâm hoặc 4 kasina về màu sắc (xanh, đỏ, trắng, vàng). Các đối tượng phải rộng lớn sâu, đừng quá nhỏ chật hẹp vì tâm sân dễ phát khởi.
Đức Phật chỉ ra tâm tính nhiệm màu nơi mỗi chúng sinh
3. Tính si
Người có tính si có lẽ trước kia uống nhiều rượu, ít chú ý đến học vấn hoặc tái sanh xuống cõi này sau khi chết ở loài súc sinh. Người có tính si thường thiếu sáng suốt, tỉnh táo, hay thụ động, dao động, dễ mê tín, mê muội, bất định, âu lo, bám víu vào cái gì thì không chịu rời bỏ.
Đối với căn tính si này, khi tu tập: cần trú xứ rộng rãi, khoáng đạt không bị ngăn bít, có thể nhìn thấy ngoại cảnh bên ngoài. Về tứ sự, đồ dùng, y áo, vật thực thì tương tợ tính sân. Oai nghi thích nghi là đi, là kinh hành. Đề mục thích hợp với tính si là niệm hơi thở, ho85c kasina với đối tượng lớn bằng cái rổ.
4. Tính tín
Đặc tính của tín gần giống tham, nghĩa là nó cũng thiên nặng về tình cảm. Trong khi tham tâm tầm cầu các loại khoái lạc giác quan thì tín tâm lại cầu công đức như bố thí, trì giới… Tham và tín cũng khác nhau như: tham thường không từ bỏ những gì có hại, tín thường không từ bỏ những gì có lợi. Cái gì tham có thì tín có, tuy nhiên người có tín thường có tâm rộng rãi, mong muốn gặp những bậc thánh, thiện hữu trí thức để tầm cầu học hỏi, nghe pháp. Họ hồn nhiên, vui vẻ, thành thực, tin tưởng những gì đẹp hay, chân chánh, thích những gì tăng đức tin, dễ thân cận với thiện pháp, tâm lý ổn định, xử lý mọi việc luôn đàng hoàng đứng đắn.
Đề mục tương hợp với hành giả tính tín là lục (6) niệm: Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm Thí, niệm Thiên.
5. Tính trí
Đặc tính của trí giác gần giống với sân vì trí mạnh và nhanh thường do thiện nghiệp phát sanh nơi người nhiều sân. Sân ít tình cảm hoặc lạnh lùng về tình cảm thì trí cũng vậy, tình nhẹ hơn trí. Sân hay tìm lỗi người (đôi khi không thật), trí cũng tìm lỗi người (nhưng là lỗi có thật). Sân buộc tội người này người kia, nhưng trí chỉ buộc tội các hành nghiệp. Người tính trí bình tĩnh, ổn định và tĩnh giác nhiều hơn nên tâm thường trong sáng và bén nhạy lúc giao tiếp, ứng xử và cả sự tu tập.
Ngoại cảnh đối trị thì giống tính sân, tuy nhiên người tính trí có tánh giác nhiều hơn nên dễ thích nghi mọi hoàn cảnh. Đề mục thích hợp là: niệm sự chết, niệm sự vắng lặng của Niết Bàn, hay yểm ly tưởng trong thức ăn…
6. Tính tầm
Người có tính tầm giống tính si. Si thì dãi đãi, phóng dật thì tầm là tìm kiếm, suy nghĩ lung tung, ngay cả khi làm thiện cũng bối rối bất an. Si dễ nông cạn nhưng tầm thì dễ đoán mò, thích suy luận, phê phán, đánh giá…. Tánh tầm thích nói nhiều, dễ hòa nhưng thương không tích cực hoặc không nổ lực hết lòng cho điều thiện, ít khi hoàn thành tốt công việc cho chu đáo toàn vẹn.
Đối với căn tính tầm này, khi tu tập: không nên ở chỗ rộng rãi có non xanh nước biếc, vườn ruộng ao hồ, đô thị xinh tươi… Ngoại cảnh cũng như trú xứ phải là hang động sâu kín hay rừng che khuất. Đối tượng kasina cũng phải nhỏ hẹp, và pháp môn hơi thở rất phù hợp.