Đừng nhìn thế giới đảo điên

Tất cả sự, lý không rõ ràng; thị, phi đảo lộn đó là si. Nếu tâm mọi người thường giữ chính kiến, chính niệm thì thiên hạ thái bình.

 

Phật pháp nói “si” là một trong những phiền não căn bản của chúng sinh. Ý nghĩa si là sự, lý không rõ ràng; thị, phi đảo lộn. Điều này khác với chúng ta thường nói người này si do tâm si mê. Si do tâm si mê là ý nghĩa “chấp mê không ngộ”.

Nói về thị, phi đảo lộn; sự, lý không rõ ràng là chỉ những điều hiểu biết thông thường hợp tình, hợp lý, thậm chí cho kiến giải hợp lý. Nhưng nhìn từ quan điểm Phật pháp lại thấy đảo lộn, giống như chúng ta tham luyến, chấp trước vật nào đó thì cho là thường còn. Nói về quan hệ nam nữ, có rất nhiều người nói khi hai người yêu nhau, hoặc sắp kết hôn thì luôn thề non hẹn biển, song mạng người rất ngắn, làm sao vững chắc giống như núi, rộng sâu như biển được? Huống gì núi có thể sập đổ và biển sẽ khô cạn.

Nhưng có nhiều người tin rằng núi, biển thường hằng bất biến, có khả năng làm cho mình nương tựa mãi mãi, giống như chỉ cần tìm được chỗ dựa vững chắc thì sẽ yên ổn suốt đời. Họ không biết ngay cả núi cũng bị sạt lở, sập đổ, huống gì là con người? Cho nên nói muốn lấy con người làm chỗ dựa vững chắc là cách nghĩ ngu ngốc; đây chính là lấy vô thường cho là thường, lấy đồ vật thường thay đổi làm không thay đổi, lấy không đáng tin cậy làm tin cậy, cũng chính là si.

Lấy khổ làm vui là việc khổ cho là vui, niềm vui chân thật cho là khổ.

Lấy khổ làm vui là việc khổ cho là vui, niềm vui chân thật cho là khổ.

Đức Phật nói chúng sinh điên đảo, điên đảo này quy nạp thành bốn loại, cũng chính là nói “bốn loại điên đảo”. Ngoài lấy vô thường là thường hằng nói ở trên, còn có ba loại: lấy khổ làm vui, lấy dơ làm sạch, lấy vô ngã làm ngã.

Chẳng những sự vật bên ngoài thân chúng ta không đáng tin cậy, mà ngay cả bản thân mình cũng không tin được, như sức khỏe, quan niệm, cách nghĩ và ý chí của mình không giống như đồ vật là chúng ta có thể điều khiển, nhưng chúng ta lại cho rằng là mình có, hoặc bản thân mình đáng tin cậy; đây chính là lấy vô ngã làm ngã. Sai lầm này đưa đến chúng ta sự xung đột và đau khổ rất nhiều.

Lấy khổ làm vui là việc khổ cho là vui, niềm vui chân thật cho là khổ. Như có rất nhiều người ăn chơi trác táng, say mê cờ bạc, làm thành thú vui để theo đuổi, nhưng nó chỉ là kích thích và khoái lạc nhất thời, sau khi kết thúc rồi thì tinh thần trống rỗng vô vị, thân thể càng thêm đau khổ, làm sao có thể an vui? Vui sướng tạm thời tạo thành đau khổ lâu dài. Nhưng mọi người cho là vui mà không biết việc này tự mình cảm thấy là vui, kỳ thật chính là nguyên nhân tạo ra đau khổ.

Còn về dơ bẩn cho sạch, là nói trên thế gian này không có vật gì là sạch mãi mãi. Như thân thể của chúng ta, hiện tại nhìn thấy cho là sạch, nhưng đến ngày mai thì dơ bẩn, hôi hám; đây cũng là nguyên nhân mọi người phải tắm rửa hàng ngày. Thức ăn ngon dọn trên bàn thơm phức, chúng ta cho là thức ăn sạch sẽ, không có vấn đề nên mới ăn vào, nhưng khi ăn vào bụng, đến ngày hôm sau bài tiết thì hôi thối chịu không nổi; cho dù chúng ta không ăn thức ăn ngon, nhưng chỉ cần đem cất vài hôm thì nó biến chất, dần dần trở thành hôi thiu.

Chúng ta có thể thấy sự sạch, dơ bất kỳ vật nào chỉ là cảm giác thoáng chốc của chúng ta mà thôi, phải xem đổ vật thì mới có thể quyết định là sạch hay không, vật bạn thích là sạch, bạn không thích là dơ; do đó, sạch chỉ là cảm thọ tương đối. Cho nên, thường, lạc, ngã, tịnh cũng không đáng tin, không chân thật, cũng chỉ là một loại huyễn tướng, ảo giác mà thôi.

Hoà thượng Thánh Nghiêm