Con kiến có thể hiểu lòng người

Công phu tu học của chính mình tại vì sao không được đắc lực? Tại vì sao không chuyển được cảnh giới? Muốn chuyển cảnh giới thì trước phải chuyển chính mình. Bản thân bạn vì sao mà không chuyển lại được? Chính là vì tâm bạn không bình đẳng.

 

Chúng ta nhìn thấy con kiến thì cảm thấy con kiến rất nhỏ, chúng ta thì cao lớn hơn nó nhiều. Có cái tâm không bình đẳng này sanh khởi ra thì đã sai lầm rồi, cho nên bạn học Phật không có sự cảm ứng. Nếu như bạn có tâm bình đẳng, bạn nhìn thấy con kiến liền chắp tay: “Bồ Tát kiến”, vậy thì sẽ khác, bạn liền được thọ dụng.

Hôm qua có vị đồng học đến nói với tôi một sự việc chân thật. Có một hôm ông ở trong nhà bếp của mình thấy có rất nhiều kiến, nếu là trước đây thì ông sẽ giết đám kiến này. Khi nghe được tôi giảng Kinh nói rằng con kiến có thể hiểu lòng người, ông liền thử nghiệm. Ông nói: “Các Bồ Tát kiến à, bây giờ tôi xin thông báo với các vị ngày mai tôi phải quét dọn chỗ này, hy vọng các vị có thể dọn nhà đi, nếu không thì ngày mai các vị sẽ mất mạng đấy”.

Đến ngày hôm sau ông đi xem thì thấy không còn con nào hết, thật sự đã dọn đi hết. Rất có đạo lý. Cho nên các vị ở nhà của mình, gặp được một số con như gián, kiến,… thì nhất định không nên giết hại, thành tâm thành ý mà nói thì nó sẽ hiểu. Đến nước mà còn hiểu thì huống gì là động vật có linh tánh.

Nuôi dưỡng tâm Bồ đề

311011313_155668077153733_9124420457221698264_n

Không có một thứ gì không hiểu, cả vũ trụ, động vật, thực vật, khoáng vật đều là sống không phải chết. Do đó, người học Phật là dùng tâm bình đẳng để đối đãi tất cả người, sự và vật trong vũ trụ. Phải dùng tâm chân thành, tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, không nên cho rằng chúng không bằng ta, ta lớn hơn chúng, cái ý niệm như vậy khởi lên là hại chính mình chứ không có hại người khác.

Công phu tu học của chính mình tại vì sao không được đắc lực? Tại vì sao không chuyển được cảnh giới? Muốn chuyển cảnh giới thì trước phải chuyển chính mình. Bản thân bạn vì sao mà không chuyển lại được? Chính là vì tâm bạn không bình đẳng. Tâm không bình đẳng thì không thanh tịnh, không thanh tịnh thì bạn không chân thành. “Tâm Bồ Đề” của bạn, “Tâm Bồ Đề” là chân tâm của bạn.

Chân tâm của bạn đã hoàn toàn bị mê mất, không phải không có, là có mà bị mê mất rồi. Sau khi mê rồi thì dùng vọng tâm. Vọng tâm là hư ngụy, là ô nhiễm. Cái ô nhiễm này chính là khởi lên thất tình ngũ dục, là khởi tham sân si. Tâm của bạn là tâm ô nhiễm, tâm cao thấp, cứ luôn cho rằng bản thân cao hơn người khác, người khác đều không bằng ta.

Bạn sẽ khởi cái tâm này, như vậy là hoàn toàn trái ngược với chân tâm bổn tánh của chính bạn rồi. Sai là sai ở chỗ này. Thực tại mà nói, nếu như không phải Phật Bồ Tát từ bi dạy bảo chúng ta thì làm sao mà chúng ta biết được. Nghiên cứu của các nhà khoa học thỉnh thoảng phát hiện ra được một chút. Họ phát hiện hiện tượng này, trên thực tế cũng là biết nó như vậy nhưng không biết vì sao lại như vậy. Họ đem cho chúng ta xem thì chúng ta còn hiểu được thấu triệt hơn họ.

Chúng ta hiểu được, biết được cái đạo lý vì sao lại như vậy của nó. Chúng ta biết được không những nước có linh tánh, là sống, nó có sự cảm ứng với tất cả mọi thứ, có cảm ứng với ý niệm của chúng ta, cho nên nó cùng với sắc tướng là có cảm ứng, với âm thanh là có cảm ứng. Vậy thì chúng tôi nghĩ rằng vi trần nhất định cũng có cảm ứng, thực vật nhất định có cảm ứng.

HT. Tịnh Không