Sự đo lường của sát-na theo kinh Lượng bộ
Kinh lượng bộ (Sautrāntika) thì nhận ra đặc tính về khoảng thời gian (sthiti), nhưng cũng như Thượng tọa bộ, chỉ là sự cải biến về điều đó mà thôi (sthityanythātva). Trong những học thuyết của họ có một lượng nhất định về thuyết tiến hóa, đối nghịch với tính cấp thời thuần túy của phái Thuyết nhất thiết hữu bộ (Sarvāstivādin).
Ngài Thế Thân đã đề cập đến trong Luận A-tỳ-đạt-ma Câu-xá rằng: Nếu các duyên hội đủ (pratyaya) thời gian cần thiết để một pháp (dharma) sinh khởi, hay nói đúng hơn, thời gian để cho một pháp (dharma) diễn tiến từ một nguyên tử này (paramāṇu) đến một nguyên tử khác (paramāṇu), ngài Thế Thân đã đưa ra một định nghĩa khác về sát-na, đó là: “Sát-na, hay là chốc lát, là khoảng thời gian mà những đặc tính đạt được sự hoạt dụng của nó”.
Tuy nhiên, Thuyết nhất thiết hữu bộ xây dựng học thuyết của họ dựa trên một sự khảo xét khác, và sự khảo xét ấy được xem là gần với giáo lý của đạo Phật hơn. Họ cho rằng, cùng một người không thể nào trong cùng một lúc mà vừa hoàn thành một hành động (karma-nghiệp) vừa nhận kết quả mà hành động ấy đưa đến (vipākaphala), khi một hành động là một thứ thuộc về tương lai, và khi đương sự nhận lấy kết quả từ một hành động gây ra trong quá khứ. Vì thế, nếu những thứ thuộc quá khứ và tương lai không tồn tại, những hành động trong quá khứ cũng không hiện hữu, không thể tạo ra quả. Có lẽ phải thú nhận sự táo bạo của tư tưởng này, trong trường hợp này họ đã rất khéo léo. Bởi vì đạo Phật không chấp nhận tất cả những thực thể cá nhân, giống như “ātman” (ngã) ở trong Áo nghĩa thư (Upaniṣads) và “jīva” (linh hồn bất tử) của đạo Ni Kiền Tử, có thể hoạt động như là sự hỗ trợ cho cấu trúc của sự đáp trả về những hành vi đã tạo.
Những trường phái khác không chấp nhận học thuyết về tính giả tạm của mọi sự vật, hiện tượng. Trong số đó, phái Thượng tọa bộ (Theravādin) chú ý đến sự thật rằng đại địa, đại dương, vua của tất cả những ngọn núi, nước, lửa, gió, cỏ, rừng núi, cây cối kéo dài lâu hơn một sát-na đơn lẻ của ý niệm. Thật ra đây là một sự khảo xét khách quan của Thượng tọa bộ về khoảng cách của thời gian. Họ chỉ xem xét đến khía cạnh bên ngoài của sự vật mà không chú ý đến những thuộc tính bên trong sự vận hành của các sự vật.
Đối với kinh Lượng bộ (Sautrāntika) và Thí dụ bộ (Dārṣṭānika), học thuyết của họ mềm dẻo hơn, họ đã tiếp cận những điều khó khăn này một cách khéo léo. Về phía Thí dụ bộ thì khẳng định chắc chắn rằng, những nét đặc trưng của những phức hợp không phải là những thực thể (dravya) vì chúng được bao gồm ở trong những phức hợp bị tách rời ra của ý thức (cittaviprayuktasaṃskāra), ví dụ như những khái niệm trừu tượng không có thực chất bên trong. Hơn nữa, theo họ thì sát-na là sự trống rỗng của ba thuộc tính: sinh khởi, hủy hoại và chấm dứt, bởi vì nó sở hữu chúng, nó phải được sinh ra, bị hủy hoại và chấm dứt tất cả cùng một lúc, điều này rõ ràng là không thể được.
Kinh lượng bộ (Sautrāntika) thì nhận ra đặc tính về khoảng thời gian (sthiti), nhưng cũng như Thượng tọa bộ, chỉ là sự cải biến về điều đó mà thôi (sthityanythātva). Trong những học thuyết của họ có một lượng nhất định về thuyết tiến hóa, đối nghịch với tính cấp thời thuần túy của phái Thuyết nhất thiết hữu bộ (Sarvāstivādin). Xu hướng này lại được tìm thấy trong Thành duy thức luận (Vijñaptimātratāsiddhi), theo đó thì những đặc tính ấy có thể không chỉ là một sát-na mà còn là một duyên kéo dài nhất định.(14) Vì thế, dường như họ đã điều chỉnh quan điểm này từ sự kết hợp giữa ý tưởng của Thuyết nhất thiết hữu bộ (Sarvāstivādin), những người cho rằng những đặc tính là tương ứng với sát-na, và ý tưởng đối nghịch của Chánh lượng bộ (Sammatīya), cho rằng những đặc tính ấy tương ứng với một duyên kéo dài. Thật ra thì dường như Thí dụ bộ (Dārṣṭānika), trường phái đã đem lại giá trị thật cho sát-na, ví dụ như sự thật của khoảng thời gian, cũng là những người thuộc thuyết tiến hóa. Họ giữ quan điểm đối lập với Thuyết nhất thiết hữu bộ (Sarvāstivādin), rằng những sự vật sinh khởi dần dần chứ không phải cùng một lúc.
Tuy nhiên, những học thuyết của các trường phái ấy đều có chung một đặc điểm, đó là khó hiểu, nhưng lại có vẻ mâu thuẫn với học thuyết trước đây, khi nó cho rằng không có một sát-na chính xác của sự sinh khởi, cũng không có sát-na chính xác của sự chấm dứt; vì thế, trong trường hợp của những phức hợp, chỉ có hai lần mà ở đấy chúng chưa được sinh ra, và ở đấy chúng đã được sinh ra, hoặc là ở đấy chúng chưa chấm dứt, và ở đấy chúng đã được chấm dứt.
Chỉ có hai trường phái mà sự phán đoán của họ về bản chất của sát-na làm cho chúng tôi yên tâm, đấy là Thuyết nhất thiết hữu bộ (Sarvāstivādin) và Thí dụ bộ (Dārṣṭānika), vì họ giữ những quan điểm hoàn toàn đối lập nhau. Thuyết nhất thiết hữu bộ (Sarvāstivādin) thì thiếu thận trọng khi lấy chủ nghĩa sát-na triệt để làm một trong những nền tảng cho học thuyết của họ, điều này đã đưa đến việc giới thiệu quá nhiều yếu tố trong sát-na, sự nâng lên, sự dày lên, sự nặng lên của một nguyên tử của thời gian với tất cả những tiềm năng của nó, tính hiệu quả của khoảng thời gian. Như là một sự phản ứng đối với điều này, Thí dụ bộ (Dārṣṭānika) đưa ra vế trước của một phương trình (sát-na = 0), rồi bị kẹt cứng vào nó, không chịu nhìn thấy thứ gì khác ở trong sát-na, ngoại trừ sự vô dụng của nó, và điều này đã kéo họ trở lại với quan điểm tiến hóa, một quan điểm có tính chính thống hơn và phổ thông hơn.
Thích Hạnh Tuấn Quảng Trí dịch (Nguyên tác Anh ngữ: “From studying the concept of time in Buddhism toward understanding the meaning of life” )