Ân đức giáo hóa vô thượng chúng sanh của Đức Thế Tôn
Hỏi: Ân đức giáo hóa vô thượng chúng sanh của Đức Thế Tôn được biết đến ra sao?
Đức Thế Tôn giáo hoá những chúng sinh mà không có một ai có thể giáo hoá tế độ được, không có một vị nào có thể sánh được với Ngài. Sự Giáo Hoá Vô Thượng Chúng Sanh của Đức Thế Tôn được biết đến gồm:
1. Giáo hoá người ác trở thành bậc Thánh Nhân: Kẻ cướp sát nhân cắt ngón tay xâu thành vòng đeo ở cổ có biệt danh Aṅgulimāla được Đức Phật giáo hóa, trở thành Tỳ-khưu nơi Đức Phật, trở thành bậc Thánh Arahán cao thượng.
2. Giáo hoá dạ xoa ác trở thành bậc Thánh Nhân Tích dạ xoa Ālavaka ăn thịt người rất hung ác, tàn bạo, có nhiều phép mầu cực kỳ nguy hiểm. Đức Thế Tôn đến ngự trên bảo tọa trong lâu đài của dạ xoa Ālavaka, giáo hóa giúp cho Dạ xoa trở thành bậc Thánh Nhập Lưu, có đức tin trong sạch và không lay chuyển trong Phật giáo.
3. Giáo hoá phạm thiên tà kiến trở thành chánh kiến: Phạm thiên Baka ở cung trời sắc giới Quang Âm Thiên phát sinh thường kiến mê lầm. Đức Thế Tôn từ chùa Jetavana, hiện lên cõi trời sắc giới, để tế độ phạm thiên Baka từ bỏ tà kiến trở lại chánh kiến…
4. Giáo hoá loài súc sinh Đức Thế Tôn giáo hoá các loài súc sinh như rồng chúa Apalāla, rồng chúa Cūlodara, rồng chúa Mahodara…trở thành rồng hiền lành…
Hỏi: Ân Đức Thiên Nhân Sư của Đức Phật có ý nghĩa là gì?
Đáp: Ngài là Bậc Thầy của chư thiên, chư phạm thiên và nhân loại…Do đó Đức Thế Tôn có Ân đức Thiên Nhân Sư.
Hỏi: Những pháp lành cao thượng mà Đức Phật chỉ dạy cho chúng sanh thực hành là gì?
Đáp: Đức Thế Tôn giáo huấn chúng sinh thực hành pháp lành cao thượng giúp cho chúng sanh khi thực hành mang đến:
1. Sự lợi ích an lạc kiếp hiện tại là: Biết siêng năng cần mẫn trong nghề nghiệp, công việc. Biết giữ gìn của cải tài sản. Có bạn lành, bạn tốt là bậc thiện trí. Biết sử dụng của cải có chừng mực tuỳ theo khả năng của mình.
2. Sự lợi ích an lạc những kiếp vị lai là:
– Có đức tin trọn vẹn.
– Có giới hạnh trong sạch và trọn vẹn.
– Có sự bố thí trọn vẹn.
– Có trí tuệ trọn vẹn.
3. Và sự lợi ích an lạc cao thượng Niết Bàn.
Đại Phật Sử, Mingun Sayadaw.
Minh Huệ dịch