Cách lạy Phật đúng tiêu trừ những chướng ngại sinh lý và tâm lý
Lời toà soạn: Cố Hoà thượng Tịnh Không từng dạy: Người lạy Phật, tâm là thanh tịnh, thân là hoạt động, cũng giống như cái tướng của bánh xe vậy, vòng tròn bên ngoài đang động, nhưng tâm bánh xe không động.
Động tác lạy Phật nếu đúng đắn có thể giúp ích cho việc trị liệu. Vì lúc lạy Phật phải cúi đầu xuống một cách dịu dàng, đến mức cằm đụng sát ngực, động tác này có thể giúp cột xương cổ gồm bảy đốt kéo giãn ra, đem lại những lợi ích sau đây:
1. Lượng máu dồn về bộ não đầy đủ. Chỉ có hai đường huyết quản dẫn máu lên não bộ. Đường thứ nhất là động mạch cổ, đường thứ hai là động mạch xương sống. Động tác này khiến động mạch xương sống không bị đè ép, lượng máu và dưỡng khí cung cấp cho bộ não sẽ thông suốt và nhiều hơn, do đó giúp nâng cao công năng bộ não.
2. Dịch tủy xương sống và não (cerebrospinal fluid) lưu thông: Dịch tủy xương sống và não là lớp chất dịch tuần hoàn ở vòng ngoài tủy sống và bộ não, cũng như bên trong não thất.
Nó có những công năng như sau: 1 là điều tiết sức ép của não; 2 là bảo vệ não; 3 là cung cấp chất dinh dưỡng; 4 là chuyển đưa các chất thải.
Nếu tư thế của đầu, cổ không đúng, góc độ không ngay, sự lưu thông của chất dịch này bị cản trở, thì lớp tủy sống và não như bị ngâm trong nước ứ đọng không tươi mới, sức ép não cũng bất bình thường, dễ bị chứng nhức đầu, choáng váng.
Động tác lạy Phật có thể giúp cho chất dịch của tủy sống và bộ não lưu thông, giúp tăng cường công năng bộ não, có thể chỉ huy tế bào toàn thân một cách thoả đáng.
3. Giúp hệ thần kinh ở xương cổ không bị ép, phát huy được công năng:Thần kinh ở những đốt xương cổ có liên quan mật thiết với những chức năng của mắt, tim, huyết áp, khí quản và nước miếng. Thần kinh của cánh tay cũng đến từ xương cổ. Nếu hệ thần kinh trong xương cổ bị chèn ép, sẽ sinh ra các chứng như đau nhức, tê bại.
Lạy Phật có hiệu quả điều chỉnh xương sống, cường hoá nội tạng, làm tăng thêm tế bào mang dưỡng khí. Con người hiện này bị rất nhiều áp lực, tinh thần căng thẳng, cơ bắp toàn thân cũng tự nhiên căng cứng theo. Lại thêm vì thiếu vận động, cột xương sống trở nên cứng nhắc, rất khó uốn cong. Đứng về mặt y học mà nói, kẻ hở giữa những đốt xương trên cột sống là chỗ thần kinh và mạch máu đi qua. Thần kinh nơi tủy sống phụ trách quản lý các cơ quan nội tạng. Nếu khoảng cách giữa những đốt xương quá sát thì sẽ chèn ép dây thần kinh và mạch máu. Cho nên, nếu thần kinh và mạch máu ở đốt xương sống nào đó bị chèn ép thì đốt xương đó có vấn đề. Những chức năng của cơ quan nội tạng nào được sự giúp đỡ của dây thần kinh và mạch máu đó sẽ từ từ hư hoại. Bởi vì tư thế không đúng, cơ bắp căng cứng khiến xương cột sống đè lên nhau quá sát, máu chảy không thông, thần kinh bị ảnh hưởng, nên không thể đưa chất dinh dưỡng và dưỡng khí đến cung cấp cho những tế bào trong cơ quan nội tạng. Tế bào nếu thiếu dưỡng khí dễ dàng trở thành tế bào ung thư.
Trong nhà Phật, những vị Pháp sư âm thầm dụng công như vậy rất nhiều. Tính ra, tôi chỉ là một người rất biếng nhác mà thôi.
Trích “Niệm Phật chuyển hóa tế bào ung thư”