Sư sãi, Phật tử, đồng bào Khmer hoan hỉ tham gia giải đua ghe ngo tại TP.HCM

12 đội ghe ngo đến từ các tỉnh thành ĐBSCL và Nam bộ hôm nay, 10/11 sẽ tranh tài trong giải đua ghe ngo năm 2024, diễn ra tại bến du thuyền Nhiêu Lộc – Thị Nghè (TP.HCM).

 Theo đó, Lễ hội đua ghe ngo Quận 3 mở rộng lần thứ 2 năm 2024 dự kiến diễn ra từ 6 đến 12h Chủ nhật, 10/11 tại Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè (đoạn từ Cầu Công Lý đến Cầu Lê Văn Sỹ – Quận 3) với sự tham gia của 12 đội dự thi đến từ Quận 3, TP.HCM và các tỉnh thành khu vực phía Nam.

Tập trung từ rất sớm, đội đua ngo Học viện Phật Giáo Nam tông Cần Thơ xuất phát từ 2h sáng 9/11 để tham dự diễn tập cho giải đấu.
Tập trung từ rất sớm, đội đua ngo Học viện Phật Giáo Nam tông Cần Thơ xuất phát từ 2h sáng 9/11 để tham dự diễn tập cho giải đấu.
Empty
Phát huy hiệu quả đạt được qua việc tổ chức Lễ hội đua ghe ngo lần thứ 1 năm 2023, nhằm tăng cường sự đoàn kết gắn bó của khối đại đoàn kết giữa các dân tộc, Quận ủy, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam Quận 3 tiếp tục tổ chức Lễ hội đua ghe ngo Quận 3 lần thứ II năm 2024 với chủ đề: “Đất nước trọn niềm vui”.
Phát huy hiệu quả đạt được qua việc tổ chức Lễ hội đua ghe ngo lần thứ 1 năm 2023, nhằm tăng cường sự đoàn kết gắn bó của khối đại đoàn kết giữa các dân tộc, Quận ủy, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam Quận 3 tiếp tục tổ chức Lễ hội đua ghe ngo Quận 3 lần thứ II năm 2024 với chủ đề: “Đất nước trọn niềm vui”.
Song song với phần dự thi đua ghe ngo, Quận 3 sẽ tổ chức Chương trình biểu diễn nghệ thuật có sự tham gia của các ca sĩ với các ca khúc ca ngợi quê hương đất nước, các ca khúc dân gian dân tộc Khmer.
Song song với phần dự thi đua ghe ngo, Quận 3 sẽ tổ chức Chương trình biểu diễn nghệ thuật có sự tham gia của các ca sĩ với các ca khúc ca ngợi quê hương đất nước, các ca khúc dân gian dân tộc Khmer.
Lễ hội Ok-Om-Bok (được biết đến với tên gọi quen thuộc là Lễ Đút cốm dẹp hay Lễ hội Cúng trăng), đây là một lễ hội truyền thống có ý nghĩa lớn của đồng bào dân tộc Khmer.
Lễ hội Ok-Om-Bok (được biết đến với tên gọi quen thuộc là Lễ Đút cốm dẹp hay Lễ hội Cúng trăng), đây là một lễ hội truyền thống có ý nghĩa lớn của đồng bào dân tộc Khmer.
Quý sư tham dự
Quý sư tham dự

Sau Chương trình văn nghệ, Quận 3 tổ chức Chương trình giao lưu văn hóa ẩm thực các dân tộc thiểu số tại Thành phố Hồ Chí Minh, với các món ăn đặc trưng của đồng bào như bún nước lèo, cốm dẹp, hủ tiếu nam vang (dân tộc Khmer); xôi khúc (dân tộc Bana); Dim Sum, súp bát bửu (dân tộc Hoa); bánh giầy (dân tộc Mông); gỏi cuốn, bánh đậu xanh hình trái cây (dân tộc Kinh);… phục vụ đại biểu tham dự lễ hội.

Hữu Long
(tcdulichtphcm.vn)