Tại sao chánh niệm là tâm đại thiện?

Chỉ khi nào bạn đã tự mình trực tiếp chứng nghiệm được một nội tâm không phiền não, lúc đó bạn mới thực sự hiểu được sự cao thượng của một nội tâm như vậy. Đó là lý do tại sao chánh niệm là một thiện pháp, một tâm đại thiện.

 

Một số người hỏi: “Bạch ngài, ngài bảo chúng con phải chánh niệm, nhưng làm thế nào để biến chánh niệm này trở thành thiện pháp?”. Họ cảm thấy khó có thể hiểu được ngay vấn đề. Khi tâm ghi nhận – hay biết trực tiếp về một đối tượng nào đó trong hiện tại, hành giả sẽ không còn suy nghĩ gì nữa. Nếu bạn thực sự chỉ hay biết một cách trực tiếp, sẽ không còn tư tưởng nào sanh khởi trong tâm nữa.

Chánh niệm tỉnh giác là chìa khóa của trí tuệ

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Nếu tâm chánh niệm mạnh, tâm tham (lobha) loại thô sẽ không còn hiện hữu trong tâm được nữa. Nếu tâm chánh niệm thực sự mạnh thì sẽ không còn một tâm tham nào có thể tồn tại trong tâm, khi đó cũng không còn sân (dosa – giận, bất mãn, khó chịu), không còn ngã mạn (mana – so sánh mình với người, sinh ra tự ti mặc cảm hoặc kiêu ngạo), ghen tỵ (issa), hiềm hận (macchariya), trạo cử (uddhacca – tâm suy nghĩ động loạn, không kiểm soát được), hối quá (kukkucca – sự ăn năn, hối hận, nuối tiếc), hôn trầm thuỵ miên (thinamiddha – dã dượi, lờ đờ, buồn ngủ) và nghi ngờ (vicikiccha) gì nữa.

Khi bạn duy trì được chánh niệm trong mọi lúc, tâm bạn sẽ luôn luôn mạnh mẽ và đầy sức sống, rất trong sáng và an lạc. Bạn cảm thấy nội tâm mình vô cùng thanh tịnh và cao thượng.

Chỉ khi nào bạn đã tự mình trực tiếp chứng nghiệm được một nội tâm không phiền não, lúc đó bạn mới thực sự hiểu được sự cao thượng của một nội tâm như vậy. Đó là lý do tại sao chánh niệm là một thiện pháp, một tâm đại thiện.

Trích: Ngôi nhà Chánh Niệm – Sayadaw U Jotika

Việt dịch: Sư Tâm Pháp