Đại ý Kinh Lăng Già
108 nghĩa đúng với thực tướng như xa rời thế gian. 39 môn phái ý kiến giải, mà tuyên truyền chính pháp. Hiểu rõ danh và tướng đều là giả trá bởi mê vọng thường ấp ủ, dựa chính trí để hiểu chân như giác ngộ lý duyên khởi mà quy chân lý màu nhiệm.
Tại sao gọi là Kinh Lăng Già? Đó là huyền diệu của chư Phật ở màu nhiệm cả của các kinh, được ví dụ rộng rãi, những ý nói rõ được những nghĩa sâu như không sinh không diệt, chẳng có chẳng không, đoạn tuyệt cả hai, đi lại, lìa cả đoạn thường hai chấp. Bởi vì nghĩa đế thứ nhất được quý báu màu nhiệm cao nhất, biết cảnh trước mắt là như trò rối lẫn lộn giả danh khác nhau, sinh tử Niết bàn là như nhau, điều mà ngài Đại Tuệ cần trình bày trước nhất, chính ý đức Phật cần phát biểu.
108 nghĩa đúng với thực tướng như xa rời thế gian. 39 môn phái ý kiến giải, mà tuyên truyền chính pháp. Hiểu rõ danh và tướng đều là giả trá bởi mê vọng thường ấp ủ, dựa chính trí để hiểu chân như giác ngộ lý duyên khởi mà quy chân lý màu nhiệm.
Gió cảnh đã tắt, sóng thức mới yên. Ba tự tính cũng đều không.
Hai vô ngã cũng tắt, vào cả Như Lai tạng tới cửa giải thoát.
Đó là trích bài tựa ở kinh Đại thừa nhập Lăng Già “bản dịch đời nhà Đường?” Kinh Lăng Già gồm có 4 bản dịch bây giờ còn có 3:
(1) 4 quyển Lăng Già A bạt đa la bảo kinh đời Lưu Tống, Ngài Cầu Na Bạt đà la dịch.
(2) Nhập lăng Già Kinh, 10 quyền đời nhà Nguyên Ngụy, Ngài Bồ – Đề – Lưu – Chi dịch.
(3) Đai thừa Nhập – Lăng – Già Kinh 7 quyền, đời nhà Đường Ngài Thực Xoa Nan Đà cùng với nhón các Ngài Phục Lễ dịch. Tuy ý kinh thi dịch có khác nhau, nhưng tên vẫn là Lăng Già.
Lăng Già dịch “không thể tới được”, không thế “vào được”!
Còn là tên của Thành. Bởi vì trên đỉnh núi có thành Dạ Xoa. Thuở xưa đức Thích Tôn thuyết pháp ở đó nhân địa điểm mà đặt tên. Cho nên kinh đề là Lăng Già. Nay dùng công thức luận Nhân-minh, hiểu nghĩa kinh thế này: Các pháp đều là huyễn hóa (tông); bởi vì duy tâm hiện ra, theo các loài thấy hay không (nhân). Như người thấy sông Hằng, quỷ thấy lửa.
Nói đến luận nhân minh, hơi giống luận lý học phương Tây.
Nguồn gốc từ Phật thuyết, văn thì nghĩa thì rải rác ở khắp các kinh, về sau có Bồ tát Trần Na, và môn nhân là Thương yết La, Đàm Ấn, Tinh Nguyệt, đều có tu chính những pháp lập phá, thành lập trở thành xác đáng.
Luận có phép 3 chi là Tông, Nhân, Dụ. Tông thiết nên ý cho nên nêu ra trước. Kinh Lăng Gìa này lập (các pháp đều huyễn hóa là “Tông”.) Nhưng huyễn hóa vốn không phải không có, bởi vì có tướng “huyền” tuy có mà không thực: không thực cho nên không thể chấp là có: vì có huyền tướng cho nên không phải là không. Chẳng không, chẳng có, chẳng thực, thế là nghĩa huyễn.
Chu pháp: là một danh từ phổ thông, phàm tất cả có gì đều bao gồm hết. Các pháp đều huyễn là tất cả đều huyễn hoá, nói cho rõ ràng ra, là những pháp hữu lậu, vô lậu, hữu vi, vô vi đều là huyễn cả. Bởi vì nghĩa ấy, lập các pháp đều “huyễn” là tông. Đã lập tông rồi, phải rõ lý đó, cho nên nói theo vì duy tâm hiện, nên các loại hoặc thấy, hoặc không thấy làm “nhân”.
Thế nào là duy tâm niệm? Ý nói tất cả những pháp hữu lậu, vô lậu, hữu vi, vô vi đều không lìa “Tâm”,”Chủ quan” mà hiển hiện được. Cũng có thể nói: lìa tâm ra thì không thể có vật gì độc lập tồn tại được. Vì vậy tuy có mà không phải thực. Như trong giấc mơ thấy núi sông, đất liền v.v…tỉnh dậy mất rồi. Cái nghĩa duy tâm cũng thế.
Lại như nói câu tùy các loài thấy, hay không thấy. Nói theo tri thức thông tục: như cùng vòm trời không, nhưng nhà thiên văn có khả năng thấy rõ trong đó có nhiều tiếng động tĩnh, ngoài ra không ai biết được. Lại như ông Trang Tử đã nói: đem những món mùi vị ngon cho loài chim, chim thấy chán cả cũng đúng như nghĩa này. Bởi thế biết rằng chủng loại không giống nhau, thì tâm lượng cũng khác. Chúng thấy sự vật cũng không giống nhau.
Lại nói theo Phật pháp: chúng sinh ba cõi năm nơi sức nghiệp báo khác nhau, cho nên quả báo cũng khác nhau. Vì nay 6 căn khác nhau, 6 căn khác nhau tác dụng của thức cũng khác nhau, thấy được khác nhau cho nên các pháp cũng huyễn hoá. Vì cái nghĩa của tất niên niệm mà an lập không còn ngờ gì nữa. “Tông” và “Nhân” đã rõ rồi, thì giải thích đến “Dụ”. Như người thấy là sông Hằng mà quỷ thấy là lửa, đây là dụ kinh này nêu ra.
Hằng Hà là tên một sông ở Ấn Độ, người thấy là sông, quỷ thấy như lửa, bởi vì tâm lượng của người và quỷ khác nhau: lìa tâm lượng ra thì không có sông, không có lửa, cũng không có vật gì khác, Bởi vì không có năng lập chỗ thấy của người và quỷ.Lại nếu như một hòn đá nếu soi băng kính hiển vi, thì là thưa dãn, không phải là mịn: đó cũng là tùy tâm hiện lượng thấy hay không thấy khác nhau. Lại nữa “Tâm” cũng không phải thật thể cố định nó là công năng huyễn hóa lưu hành hoạt bát. Bởi thế nên Tâm năng duyêt, phàm sở duyên, pháp sở duyên đều huyễn cả. Thế là thành lập nghĩa “Các pháp đều huyễn đã xong”.
Thực tướng các pháp không phải huyễn hóa (tông). Vì lìa khỏi tâm, ý thức (Nhân). Như nghĩa đệ nhất thánh trí chứng nhập (Dụ).
Có người vặn rằng: thật tướng các pháp không phải là huyễn, bởi lìa tâm ý thức chủ quan. Bởi vì thế tướng chủ quan là huyễn, thế là nguyên nhân huyễn thuật. Nhân huyễn đã không thì cái gì là huyễn, như Phật, Bồ tát, La Hán, Bích Chi Phật đã chứng, các Ngài đều đã có cảnh giới thanh tịnh. Cảnh giới Thánh trí đã thân chứng ấy là đã lìa tất cả các tướng, nói bàn, văn tự phân biệt, suy nghĩ. Như người uống nước lạnh hay nóng tự biết, cảnh giới như thế đúng không phải huyễn. Vì Thánh trí chứng đệ nhất nghĩa không phải là huyễn, thật tướng của các pháp không phải là huyễn.
Tông thánh trí chứng nghĩa thứ nhất không phải là huyễn.
Nhân, vì thánh chứng, phàm không chứng được.
Dụ người thấy sông Hằng, quỷ không thấy.
Câu văn thế là không đúng, tại sao?
Bởi chỉ có thánh trí mới có thể chứng được nghĩa thứ nhất. Như Phật, Bồ tát, Thanh Văn, La Hán, Bích Chi, các Ngài đều có Thánh trí mà phàm phu thì không thể chứng được. Vì vậy nên tuỳ tâm lượng thánh phàm mà thấy hay không thấy. Bởi thế Thánh trí chứng nghĩa thứ nhất cũng là duy tâm niệm. Duy tâm niệm nên cũng là huyễn. Như tâm lượng người thấy sông Hằng, mà tâm lượng quỷ thì không thấy được. Thật tướng các pháp cũng là huyễn Tông. Vì Phật tri đã chứng xa dời tâm ý thức 3 cõi (Nhân). Như Thánh tri chứng nghĩa thứ nhất (Dụ).
Tại sao thật tướng các pháp cũng đều là huyễn?
Bởi đã nói ly tâm ý thức thì không phải đoạn diệt. Nếu đoạn diệt, thì cũng không có thật tướng các pháp, thế thì biết ly tâm ý thức hữu lậu trong tam giới. Nói rộng ra là ly tâm ý thức 9 cõi (Cửu pháp giới, trừ Phật). Thật tướng là cảnh chân thật đúng thực rõ ràng xa lìa tâm ý thức. Cũng là do biết thật tướng các pháp như thế. Kinh Pháp Hoa dạy (Thật tướng các pháp: Chỉ rõ Phật với Phật mới có thể suốt biết).
Lại nói vì mọi nhân duyên lớn Chư Phật ra đời chỉ khiến chúng sinh mở ra và cáo thị cho chúng sinh ngộ nhập tri kiến của Phật. Nói ngộ nhập tri kiến Phật tức là hiểu rõ thật tướng của các pháp. Thật tướng các pháp đều chỉ có tâm Phật hiện ra, vì vậy là huyễn. Lại nữa có pháp ngã chấp là không thể hiểu rõ thật tướng các pháp đều là huyễn. Bởi vì chấp ngã cho nên có chướng phiền não. Bởi chấp pháp cho nên có chướng Sở tri, hai chướng đã sinh ngu si với vô tri tạo ra nghiệp hữu lậu, liền đọa vào nghiệp sinh tử.
Lại nữa các bậc La Hán, Bồ tát cũng có pháp chấp vi tế như chấp Niết Bàn, chân như là thật. Vì vậy biết thực tướng các pháp chỉ có Tri Phật mới biết được, lìa tâm ý thức 9 cõi pháp, thế cũng là tùy tâm lượng Phật với tâm lượng các loài nơi chín cõi mà thấy với không thấy, vì vậy cũng là duy tâm hiện, duy tâm hiện cho nên đều huyễn.
Thánh trí cũng là huyễn, đã duy tâm hiện, mà tâm cũng là huyễn, cho nên Thành Duy Thức luận dạy: “nếu chấp duy thức đúng có thực, thì như chấp cảnh ngoài cũng là pháp chấp, như thế là thông suốt nghĩa thật tướng các pháp đều huyễn. Từ hiểu đến làm tinh tiến không lười thì được Niết Bàn, chứng đại Bồ Đề”.
Trên đã bàn nghĩa Lăng Già chỉ là đại ý. Các bậc trí giả lại mong nghiên cứu sát hơn nữa.
Giải thích tên Kinh Lăng Già
Lăng Già là tên nơi Phật thuyết kinh.
Thời xưa dịch là bất khả, vãng, (không đến được). Bất khả nhập (Không vào được). Lại nữa Thích Ca Ti Lăng Già, dịch là báu, có khả năng hơn cả, cho nên Lăng Già cũng dịch là Thắng báo (quý báu hơn cả).
1. Năng Dụ: Nay xét đến thành nơi thuyết kinh này về “hình thể” là có nghĩa không đến được, không vào được. Biển Nam Hải bây giờ là đảo Tích Lan nơi có dấu chân Phật gọi là núi Macara trên rộng dưới hẹp và chăng lại là nơi quỷ dạ xoa ăn thịt vu họp ở đây. Cho nên đó là thành hiểm yếu. Về thể chất nghĩa là thắng báo (báu thù thắng). Thành này tạo nên bằng những thứ báu ngọc thù thắng nhiệm màu thiên nhiên. Có kệ rằng:
“Thủ diệu Lăng Già Thành. Chùng chùng báo nghiêm sắc,Tường bích phi thổ thạch, La võng tất trân bác”.
Thành Lăng Già màu nhiệm này, mọi thứ báu trang hoàng tường vách không đất đá, lưới chăng báu ngọc cả. Nơi ấy cho đến nay cũng là nơi mỏ báu ngọc. Cho nên là thành báu ngọc (dù cả hiểm trở và báu ngọc, nên gọi là Lăng Già vậy).
2. Sở Dụ: Thành Lăng Già ở trên núi Macara đứng giữa biển, biển có gió và sóng, thành bị La Sát ở. Phật từ biển ra đi vào thành, hiện thần thông thuyết pháp, thánh chúng vây quanh, có những việc tương quan chồng chất như thế. Người xưa thường làm rõ chúng gồm 16 nghĩa, nay thì nói thành 10 nghĩa thành niềm yêu vì thành báu ngọc.
Biến tạng nhiễm ô (A lại da)
1. Biến hàm mọi pháp tạp nhiễm, gọi là A lại da, là biến tâm dị thục của 5 đạo, 3 thừa, quyển 2 nói: (Tạng thức hải trụ) (biến tạng thức thường lắng trong) (thế là nói chung chỗ dựa thông xin cả phàm thánh, nhiễm ô và thanh tịnh.) Nhưng nếu lên biến nhiễm tạng A lại da thời biến tính tạng thức của Như Lai cũng có phần. Nếu biến thanh tịnh Như lai tạng thì biến tạng nhiễm ô A lại da cũng nằm ẩn cả ở đó vậy. Vì vậy lấy biển chỗ núi với thành ở ẩn dụ vào tâm tạo lập khởi căn thân khí giới vậy (y báo, chính báo) tâm do là gốc y tha khởi (dựa vào duyên nghiệp mà gây nên) là chỗ dựa của tính chân, vọng, chân như của viên thành thật. Ở đây lìa vọng mà được tỏ rõ, phép mê vọng nên kế chấp khởi ra mê chấp từ đây. Cho nên phải nói rõ trước.
2. Gió cảnh huyên vọng, chúng sinh và chỗ ở đều vạn thức biến hiện, nghiệp như huyễn giống như cảnh thực như có đáy mà thực không. Tâm khởi như thế, cảnh hiện như thế, không có chút pháp có thể chấp thủ được. Ở chỗ bất minh ấy, tức là vô minh, bởi vô minh cho nên khởi tâm thủ cảnh gọi là gió vô minh, bởi vì chấp nhận cảnh canh lại nhiễm tâm gọi là gió cảnh giới. Thứ gió vô minh cảnh giới này, khua lùa biến tang. Kinh dạy: tang thức này thường trụ (biến tang thức thường lắng yên vậy).
3. Chuyển sóng thức. Gió lùa báo “tạng các thức từ ý theo duyên cảnh giới nối nhau sinh khởi, như sóng trong biển. Kinh dạy: “Chùng chùng như của lãng, đàng được trong chuyển sinh bao nhiêu những sóng thức, chuyền sinh ra ồ ạt”.
4. Núi chấp ngã. Hai thức 7 và 6 không thông suốt được lý du a thức vô ngã. Hai núi Nhân và Pháp cứ vươn lên chót vót ngạo nghễ ở biển tâm. Trên gió cảnh sóng thức càng cao lớn, bởi thế dưới nhỏ trên to tạo thành hình tướng không thể lên được.
Bài Hý của Ngài Hám Sơn: “Núi Malana bóng hiện vào những đêm gió mưa mù mịt” cũng là làm rõ núi 2 chấp (Ngã, Pháp) ấy là vô minh tà kiết hiện ra một cách huyễn vọng. Vốn là không thực. Vì 2 ngã vốn không (nhân, pháp) có gì mà chấp thủ: Mà chúa dạ xoa đi lại trong đó, cũng là nghĩa không đến được mà đến.
5. Thành 3 cõi:Trên núi ngã chấp có cõi dục, cõi sắc, cõi vô sắc, đó là thành của 3 cõi. Thành 3 cõi không yên ổn như nhà lửa 3 cõi, núi này không diệt, thì thường ở trong thành 3 cõi này. Sống chết trôi lăn, không khi nào đoạn tuyệt. Khi đoạn ngã chấp câu sinh, thì lìa được sinh tử phận đoạn; Khi đoan tuyệt được phân biệt câu sinh pháp chấp, thời lìa được sống chết biến dịch vậy.
6. Vào 4 dao, bọn chúa dạ xoa, ở núi ngã chấp trong thành 3 cõi. Không thường kể thường, không vui kể là vui, không ngã kể là ngã. Bất tịnh kể là tịnh nhờ vào bốn điên đảo này, đi lại ra vào ở trên núi không thành vốn hư không tịch mịch không qua lại vào được.
7. Chúa Sân huy. Bọn dạ xoa thông dụ phép hữu lậu tạp nhiễm nhiên não, mà dụ là “chúa bực bội”. Cáu giận căn bản, với phẫn hận não đều là bọn rất dữ tợn trong phiền não. Là đầu bọn ác 10 căn bản 10 tiều tùy. Cho nên dụ là chúa dạ xoa 10 đầu vậy.
8. Chúng phiền não Bọn dạ xoa này chính dụ vào những phiền não căn bản và tùy tùng. Vì phiền nhiễu não loạn là bản tính của chúng. Dạ xoa la sát nhiễu hại 5 thú, 4 sinh, cũng như tâm tạp nhiễm phiền não tam giới sai khiến thi hành đều thành tâm hữu lậu.
9. Tàm hai nghiệp:Bọn chúng dạ xoa hợp nhau gây phiền não tạp nhiễm, nghiệp tàn hại này là nghiệp tạm nhiễm, bởi dễ biến chúng dạ xoa tàn hại để dụ những công việc loài hữu tình trong 3 cõi đều là tàn hại. Như Kinh Pháp Hoa phẩm Nhà lửa đã nói rõ, bởi vì cõi khả vô thường hữu lậu, không tàn hại thân kẻ khác, không thể mưu thân mình sống còn được vì mưu thân mình sống còn, tức là tạo nghiệp tàn hại, ngang với dạ xoa, bởi thế vô thường là khổ.
10. Sinh tử khổ:Cái khổ sinh tử này rõ kiếp sống tạp nhiễm, bởi tàn hại kẻ khác để mình sống, lấy chết để được sống, tuy sống hẳn rồi cũng chết. Vì bị bức bách để cầu sống thành bức bách nhau để chết thì không ngày nào không ở trong khổ bức bách, sống chết dạ xoa như thế 3 cõi hữu tình cũng thế.
Làm rõ nghĩa thành báu sở dụ
Nói về thể chất thành báu năng dụ, thì lấy cõi vô lậu thanh tịnh làm sở dụ chia thành 10 tiết:
1. Tạng tịnh tâm là Như Lai tạng, mọi pháp thanh tịnh làm biến hàng tàng, gọi là Như Lai tàng là chân như sinh, Phật bình đẳng. Loài hữu tình là giống vô lậu vốn có, mới sinh, ở quả Phật là chỗ vô lậu, là thân giải thoát thiết thường an lạc không thể nghĩ bàn, pháp than Đại Mâu Ni. Đầu kinh nói: Phật ở cung Long vương trong biển, lại nói Phật từ biển ra đó là Biển Như Lai tạng tức là Dụ vào tạng Tịnh tâm.
2. Phật pháp hưng. Phật vì lòng từ bi ý nguyện, lại vì cơ cảm của các hữu tình Phật tử biện ra tức là Phật ra đời. Phật dạy: ta hãy cũng sẽ và Lamana vương khai thị phép Phật dạ chứng được phép thánh trí, tức là phép ra đời.
3. Giác ngộ tâm căn bản (thánh giáo là duyên tầng thượng). Vua Lanana nghe lời Phật dạy từ xa biết Như Lai từ Long cung ra, dụ với thân pháp tính của Phật. Cõi thân tự thụ dụng, tức là chính thể biển như lai tạng. Từ Long cung ra tức là khởi thân mà độ ứng hoá tha thụ dụng, rồi Phạm Vương, Tế Thích, Hộ Thế Thiên Long vi nhiễu. Thấy biển sóng trào, coi thấy biển thức lớn chúng hội giá cảnh giới động, chuyển khởi sóng thức. Thế là giác ngộ biến tang ban tâm thành phàm cùng nương y tạng thức là Như Lai tạng vây.
4. Núi Chân NhưBởi giác ngộ bản tâm từ chuyển núi chấp ngã là hai không để rõ núi tính chân như vô tướng cho nên trong chuyển Quán ký của Ngài Hám Sơn viết núi Ma-la-na, khi trời quang mây tạnh, biển lặng sóng yên, thì không thấy dấu vết hình bóng gì. Kệ dạy:
“Vô Lượng Phật xa xưa. Đều lên đỉnh núi báu,Thế Tôn cũng phải lên núi vào nghiêm này”
5. Thành Niết Bàn :Bởi trí “hai không” chọn và diệt hết hai chướng, hai cách chết, thì theo chân như nói là Đại Niết Bàn rốt ráo yên vui. Đầy đủ báu vô biên, vô vi, vô lậu, công đức thù thắng. cho nên lấy làm ví dụ thành báu thù thắng trên núi, ví với khi trời quang mây tạnh biển lặng sóng yên, trong đó chỉ đầy dãy màu ánh sáng.
Kệ rằng :”Thành Lăng Già nhiệm màu nàyTường vách không đất đá,Mọi thứ báu trang sứcLưới trăng báu ngọc cả”.
6. Chứng nhận Pháp không :Núi chân như trừ cấu. Thành Niết Bàn viên minh tịch tĩnh màu nhiệm ai có khả năng khế nhập nhu như tương ứng? Đây chỉ có bát nhã pháp không. Kinh dạy: “Khi ấy La bà na đêm ngày cung điện rất đẹp và màu nhiệm dâng cúng Phật, tu tuệ pháp không, hồi nhân hành hướng quả Phật. Phật ngồi lên Tòa ấy, vua và Bồ tát trước sau theo hầu cùng ngồi toà pháp không vậy, rất đông thể nữ ca ngợi tán thán cúng Phật. Y vào tuệ pháp không tu đủ muôn hạnh đều hồi nhân hành, hướng quả Phật vậy, đi tới thành kia”. Đó là nghĩa ngôi tòa pháp không (tuệ) đến thành Niết bàn.
7. Thần thông và diệu dinhĐức Như Lai vào núi Lăng Già rồi, vua La bà na và bọn dạ xoa trong pháp hội Lăng Già, là dụ thần thông thiên định vô lậu cho nên bọn dạ xoa mới cúng dàng thật. Vì vậy bọn dạ xoa tổ chức cúng dàng, Phật vì thế hiện phép thần thông biến hóa (nói rộng 10 định ở kinh Hoa Nghiêm phẩm Thập thông là đại định trong biển giác Như Lai vậy.)
8. Đại Tuệ biệnNgài Đại Tuệ và tất cả chúng Bồ tát Ma-đế, ở trong pháp hội trừ cấu thắng báo, Dụ với biện tài trí tuệ vô lậu. Cho nên Ngài Đại Tuệ nói lên nhiều loại hỏi văn như 10 lực, 10 trí, 4 vô uý, 4 phép giải vô ngại.
9. Thân pháp giớiĐây là Phật Mâu Ni ở núi Vô Cấu trong thành Thắng báo (báu thù thắng lạ lùng). Ví dụ thân pháp giới ở biển lắng trong hư không quang đãng. Bởi vì biển tạng nhiễm ô đã chuyển thành để tịnh tạng và biển giác đại việt Vô Cấu Như Lai vậy.
10. Nguyện phương tiệnĐại tỷ kheo và những chúng Thích Phạm tùy theo Như Lai thì ví dụ gió đại bi nguyện của Phật, gió canh huyễn vô minh chuyển thành Thức tàng chuyển thành phương tiện. Là nguyện phương tiện đại bi trong biển giác Như lai, lấy làm thân Phật hòa dung ba gian, vì vậy vào Lăng Già thì pháp Lăng Già đều thành tâm tự chứng của Phật.
Thích chữ Kinh
Tiếng Phạn là Tuaala, tu đố lỡ, Tô đát lãm, Địch thẳng là tuyến (Chỉ) hay Kết man. Lấy ý nghĩa là suốt các pháp, thu giữ mọi cơ. Nhưng nếu Kinh để khác với luật, luận, thì giới hạn Phật nói hay Phật ấn khả, có nghĩa là 10 phương, 3 đời tuân theo phép ngang với chữ kinh Trung Hoa. Lại nhân hợp với chân lý thời cơ, dịch là Khế kinh, gọi chung các Kinh như ở đây là 1 bộ 4 quyển.
Kết hợp giải thích. Y vào phép lục hợp mà giải thích nay hợp thích làm 9 lớp như sau:
1) Đại thừa nếu chỉ vào giáo Năng thuyên thì chỉ có thanh danh văn cú cho nên kém nhập Lăng Già thông cả giáo lý, hành, quả, thù thắng, đem thắng cho dựa, nhập Lăng Già đại thừa là lối y sĩ thích.
2) Chuyên năng nhập hành, nói là nhập cho nên kém. Lăng Già suốt với hành, quả, giáo, lý cho nên thắng, nhân liệt để hiển thắng vào Lăng Già cũng y sĩ giải thích.
3) Dựa cả năng sở mà giải thích, thì nhập suốt cả giáo, lý, hành, quả cho nên thắng. Lăng Già tên của thành chỉ tên chỗ nhập thời kém dựa chỗ hơn mà rõ chỗ kém, vào Lăng Già, thời giải thích y chủ.
4) Nhập Lăng Già thông giáo, lý, hành, quả cho nên thắng. Kinh chỉ là giáo “năng thuyên” cho nên kém dựa vào “thắng” mà rõ được yếu kém vào Kinh Lăng Già cũng là y thích.
5) Đại thừa suốt giáo, lý, hành, quả cho nên thắng Kinh chỉ là giáo năng thuyên thanh danh, văn cú. Cho nên yếu kém, dựa vào thắng mà rõ được yếu kém. Kinh Đại thừa cũng là y sĩ thích.
6) Thắng tro vào giáo thể gọi là Kinh. Trên giáo thể có tác dụng nghĩa “nhập thắng báo”, gọi là nhập thắng báo, từ dụng mà rõ được nghĩa “nhập thắng báo”, gọi là nhập thắng báo, từ dụng mà rõ được thể. Rằng vào Lăng Già là Kinh là trì nghiệp thích.
7) Kinh là chân thể của giáo pháp, trên giáo thể có nghĩa dụng đại thừa, vận tải hơn tiểu thừa, bởi dụng mà rõ được thể gọi là nhập Lăng già là kinh cũng là trì nghiệp giải thích.
8) Hoặc Đại thừa làm giáo thể, trên giáo thể có tác dụng nhiếp trì khế lý, khế cơ, từ thể mà nhiếp trì tác dụng, gọi là kinh đại thừa cũng là giải thích theo lối trì nghiệp.
9) Đại thừa nhập Lăng Già là Sở thuyên, thông cả cảnh, hành, quả cho nên thắng. Kinh là năng thuyên chỉ có danh, cú, văn, cho nên kém, dựa vào lực thắng mà rõ được yếu kém, gọi là Kinh đại thừa nhập Lăng Già là giải thích theo lối y chủ.
Hòa thượng Thích Phổ Tuệ