Hóa độ súc sinh
Có một bà họ Thẩm ở Thượng Hải sau khi học Phật rồi, thì dốc sức hóa độ mẫu thân chưa tin Phật Pháp. Mẹ bà họ Trương trước khi về hưu từng là lãnh đạo cấp cao của một Công ty HK. Bà Trương luôn miệt thị, cho Phật pháp là mê tín.
Song vì chiều con, bà cũng ráng mướn xe đến Thiên Tân gặp tôi một lần.
Lúc tôi vừa bắt đầu giảng, bà quay mặt sang chỗ khác, ra cái điều “ta đây không thèm nghe, không thèm để ý tới”…Đến khi tôi kể những câu chuyện nhân quả có thực mình từng chứng kiến và đích thân trải qua, thì bà dần dần quay mặt, chăm chú lắng nghe, tuy cảm thấy có lý nhưng vẫn còn bán tín bán nghi…
Mấy tháng sau, bà đi Sơn Đông và ngụ nơi nhà người quen mấy ngày. Bình thường bà rất ghét và sợ chó, nhưng nhà người quen này lại nuôi một con chó săn to lớn, dữ tợn. Tất nhiên đối với bà, nó tỏ vẻ rất hung hăng.
Mỗi lần bà bước ra sân con chó đều nhào tới sủa dữ, nhe nanh: Như muốn tấn công bà. Khi chủ nhà la mắng thì con chó tạm im một chút, rồi sau đó lại gay gắt sủa tiếp…
Loài vật cũng cầu mong được thọ tam quy ngũ giới trước khi chết
Đang lúc muốn đối phó với con chó này, bà Trương bỗng nhớ tới lời tôi giảng ( hay khuyên nên quy y cho loài vật và bày cách ứng xử với kiến, muỗi…) Thế là bà liền đứng ở chỗ con chó không thể vồ tới, thử nói với nó như thế này:
– Người đối với ta như vậy, có lẽ do kiếp trước ta có chỗ không phải với ngươi. Riêng phần ngươi chắc chắn đã từng làm qua việc xấu, nếu không thì giờ này đâu mang thân chó, sống chẳng được thoải mái, tự do? Ta thấy rõ là ngươi cũng không muốn tìm ta đòi nợ, vậy thì xin ngươi hãy niệm Tam quy theo ta, phát tâm tu hành theo Phật, để đời sau sớm được làm người tu hành, ngươi có chịu không hả?
Khi nói như vậy, bà phát hiện con chó khí thế đang bừng bừng hung hăng bỗng lập tức dịu lại, nó không sủa nữa mà ngồi nghiêng đầu chăm chú vào bà.
Bà liền tới gần con chó, lớn tiếng niệm: “ Quy y Phật, không đọa địa ngục! Quy y Pháp không đọa ngạ quỷ! Quy y Tăng không đọa súc sinh!”
Bà đoc liên tục ba lần, lúc này chuyện đáng kinh ngạc xảy ra: Con chó đang ngồi, bỗng nhiên nó chắp hai chân trước lại giống như người ta chắp tay, sau đó đầu nó phủ phục xuống, mọp sát đât, nó làm hết sức có quy củ, còn hướng bà đảnh lễ ba lần! Trương cư sĩ sửng sốt đứng ngây người nhìn….
Một lúc sau bà mới hiểu ra và thấm thía : Quả thực loài vật cũng có con biết tu!
Từ đó về sau, mỗi khi con chó gặp bà thì nó lắc mình vẫy đuôi, lộ vẻ vui mừng như thấy người thân, không còn nét gì là hung dữ nữa. Bà Trương cũng nhờ việc này mà tín tâm thêm kiên định, bà thực sự bước vào con đường học Phật tu hành.
Chúng ta nên tinh tấn tu, sám hối diệt tội giải oán.
Chỉ cần chúng ta thành tâm sám hối mọi oán kết cùng chúng sinh, dùng tâm từ bi đối đãi…thì ác duyên sẽ hóa giải.
Ví như con muỗi, ta không nên cho là nó có chủ ý muốn hút máu. Người đã tiêu nghiệp chướng sẽ không bị chúng cắn (bởi vì không còn thiếu nợ chúng).
Xin kể câu chuyện ngài Tuyên Hóa giải trừ oán kết với muỗi như sau:
Ngài Tuyên Hóa có khi viết thư cho người, thường ghi: TỲ KHEO MUỖI, TIÊN SINH MUỖI. Nguyên nhân là sao? Chuyện này phải kể hồi ngài còn trẻ, vào khoảng thời gian cư tang giữ mộ mẹ ba năm.
Khi ngài ra vùng dã ngoại giữ mộ mẫu thân thủ hiếu, tối đó từng bày muỗi to ào tới hút máu người. Ngài biết đây là cửa ải khó khăn, bèn phát tâm bố thí, bảo muỗi thế này:
– Xin các người cứ đến hút máu, ta đãi! Nói xong thì cởi áo ra. Bầy muỗi lập tức bu lại, bò đầy trên mình ngài. Ngài không hề đuổi xua, còn thầm phát nguyện:
– Ta xin bố thí máu cho các ngươi, cứ tha hồ hút nhé. Ta mà chết ở đây tương lai ta sẽ không báo oán đau. Chẳng những không báo, mà đến lúc ta thành Phật, ta nguyện sẽ cứu độ các ngươi. Bắt đầu từ nay trở đi, ta xin được làm bạn với các ngươi. Vậy mình làm bạn nhé!
Thực kì quái, muỗi bò qua lại trên mình ngài, nhưng không hút máu, chúng bò trên mình ngài một lát thì toàn bộ đều bay đi. Từ đó về sau không những mùa xuân chẳng có muỗi tới quấy rầy, mà ngay cả mùa hạ (bầy muỗi vốn nổi tiếng là tai họa của vùng hoang dã này cũng không hề cắn ngài).
Nhưng khách đến đây ai cũng bị muỗi cắn nát, riêng ngài thì không hề bị cắn. Sau đó ngài giải thích: Chúng không cắn là bày tỏ thiện ý: Muốn làm bạn với tôi!
Trích “Nhân Quả Phụ Giải Lương Hoàng Sám P2″ – Quả Khanh.
Việt dịch: Ni Sư Hạnh Đoan