Nghiệp nhân của cõi súc sanh là gì?

Ngu si là nghiệp nhân của cõi súc sanh. Khác biệt của ngu si nhiều đến vô số, chủng loại của súc sanh, quả báo của súc sanh ngàn vạn lần khác biệt, bạn không thể không biết.

Súc sanh là ngu si. Cái gì gọi là ngu si? Thế xuất thế gian tất cả pháp, những thứ nào là thật, những thứ nào là giả, bạn phải có năng lực phân biệt. Những thứ nào là chánh pháp, những thứ nào là tà pháp; những thứ nào là phải, những thứ nào là trái; những thứ nào là thiện, những thứ nào là ác; thậm chí đến những thứ nào là hại, những thứ nào là lợi, bạn vừa tiếp xúc liền thông đạt tường tận, thì bạn là người giác ngộ.

Nếu như những thứ này bày ra ngay trước mặt bạn, bạn đều không rõ ràng, lấy giả cho là thật, lấy tà cho là chánh, lấy ác cho là thiện, đây gọi là ngu si.

Ngu si là nghiệp nhân của cõi súc sanh. Khác biệt của ngu si nhiều đến vô số, chủng loại của súc sanh, quả báo của súc sanh ngàn vạn lần khác biệt, bạn không thể không biết.

Chính bởi vì như vậy, cho nên đối với tham-sân-si Phật nói ra rất nhiều, vì chúng ta đưa ra cảnh báo, khuyên chúng ta phải đoạn tham-sân-si, nghĩ ra rất nhiều phương pháp, nhà Phật gọi là phương tiện khéo léo. Rất đáng tiếc là chỉ có số ít các đồng tu có thể thể hội được, có thể lĩnh ngộ được, chân thật hiểu được ý nghĩa của Phật, y giáo phụng hành; còn rất nhiều các đồng tu không tường tận đối với việc này.

Vì sao nói họ không tường tận? Vì họ không thể làm được, không làm được chính là không tường tận. Có một số người nói, tôi rõ ràng rồi nhưng tôi làm không được. Nói rõ ràng rồi mà làm không được, lời nói này ta không thể tin tưởng, chỉ có một loại tình huống là ta hiểu rõ vẫn chưa đủ thấu triệt thì ta làm không được. Đây là thật.

Nghiệp nhân của đường ngạ quỷ là gì?

434718098_845045784330392_487337880268949299_n

Cho nên, Phật pháp đích thực là biết khó nhưng hành dễ. Bạn xem, nói tu hành, trên kinh Hoa Nghiêm, Thiện Tài Đồng Tử một đời viên thành Phật đạo, việc này có gì khó đâu? Có thể thấy được hành không khó. Trên kinh Pháp Hoa nói được càng diệu, Long Nữ tám tuổi thành Phật. Việc này nói rõ “hành dễ”.

Phật pháp Đại thừa thường nói: “Chúng sanh khác biệt với Phật ở một niệm”, một niệm chuyển đổi lại, chúng sanh liền thành Phật, cái niệm này chính là Giác – Mê. Thích Ca Mâu Ni Phật lại hà tất phải nói pháp 49 năm, giảng kinh hơn 300 hội?

Đây rõ ràng là nói với chúng ta “biết khó”, phải dùng thời gian dài đến như vậy để bạn chân thật đem vũ trụ nhân sanh, quá khứ, hiện tại, vị lai, những đạo lý này, nhân nhân quả quả làm cho bạn triệt để tường tận, thông hiểu thấu đáo. Thấu đáo tường tận rồi thì chuyển đổi lại. Làm thế nào để chuyển?

Tham sân si liền không còn, với tất cả pháp thế xuất thế gian không còn có lòng tham, sẽ không còn khởi tâm động niệm phân biệt chấp trước, bạn chỉ cần buông bỏ những thứ này thì bạn làm Phật rồi. Không buông bỏ được là phàm phu, không buông bỏ được là chưa rõ ràng. Làm rõ ràng rồi thì làm gì không buông bỏ được chứ. Bạn lại muốn hỏi, hiểu rõ ràng rồi vì sao còn phải buông bỏ? Sau khi hiểu rõ ràng rồi thì sẽ hiểu được “bất khả đắc”, không buông bỏ cũng phải buông bỏ.

Trên kinh Kim Cang nói rất rõ ràng, rất thấu triệt: “Tam tâm bất khả đắc”. Cái bạn năng đắc bất khả đắc, vạn pháp duyên sanh. Phàm là pháp nhân duyên đều không có thật thể, cho nên ngay thể tức không thì không thể có được, “năng đắc, sở đắc” đều không thể được. Đây là chân tướng sự thật. Thích Ca Mâu Ni Phật nói sự việc này trong 22 năm, 22 năm mới làm cho những học trò này của Ngài khai ngộ ra được.

Sau đó ở trong tất cả cảnh giới mới chân thật làm đến được không khởi tâm không động niệm, không phân biệt, không chấp trước, như vậy mới là trải qua đời sống chân thật, trải qua đời sống giác mà không mê, trải qua đời sống của Phật Bồ Tát, vĩnh ly ác đạo. Vĩnh ly ác đạo chính là vĩnh ly không còn tái tạo nhân ác, cho nên quả báo của ác đạo không còn.

Ngày nay chúng ta đọc đoạn kinh này: “Vô hữu địa ngục, ngạ quỷ, cầm thú, quyên phi nhuyễn động chi loại”, câu này đọc được rất thoải mái, bạn không biết được ý nghĩa trong câu nói này sâu rộng đến dường nào, chân thật là không thể nghĩ bàn. Đây là một nguyện trong 48 nguyện, thù thắng không gì bằng, cho nên điều thứ nhất thù thắng trang nghiêm không thể nghĩ bàn, đạo lý chính ngay chỗ này.

Sau khi tường tận, nếu chúng ta muốn vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc, giả như trong ý niệm của chúng ta vẫn còn tham sân si, thì chúng ta niệm Phật hiệu có được tốt hơn cũng không thể vãng sanh. Vì sao vậy?

Vì thế giới Tây Phương Cực Lạc không có ba đường ác. Bạn phải hiểu rõ sự thật này, một câu Phật hiệu này của chúng ta phải đem niệm tham, niệm sân, niệm ngu si đoạn mất. Làm thế nào niệm mất?

Ở ngay trong cuộc sống thường ngày, chúng ta tiếp xúc cảnh giới bên ngoài, ý niệm này mới sanh khởi thì dùng một câu A Di Đà Phật đánh mất đi ý niệm này. Người xưa thường nói: “Không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm”.

Một câu A Di Đà Phật này là giác. Dùng một câu danh hiệu A Di Đà Phật này đánh bạt đi vọng niệm tham sân si. Niệm tham sân si vừa mới khởi lên thì niệm thứ hai chính là A Di Đà Phật. Niệm Phật như vậy thì quyết định được vãng sanh, ý nghĩa tương ưng cùng trên kinh đã nói.

Nếu như một mặt niệm A Di Đà Phật, một mặt vẫn nghĩ tham sân si thì không được, thì quyết định không thể vãng sanh. Các vị phải ghi nhớ, đây là Phật Bồ Tát nói với chúng ta: “Tâm tịnh thì cõi Phật tịnh”. Khẩu tịnh mà tâm không tịnh thì không ích gì, quyết định không thể vãng sanh. Tâm phải tịnh thì cõi Phật mới tịnh.

Cho nên, niệm Phật phải biết niệm, đem ý niệm tham sân si của chúng ta niệm đi hết, phải niệm ra được tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, tâm từ bi của chúng ta thì quyết định được sanh. Hàm nghĩa trong câu này rất sâu rất rộng. Chúng ta học được rồi, chính mình niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ mới chân thật nắm chắc phần.

HT. Tịnh Không