Thế nào gọi là “một lòng tu đạo, để cầu giải thoát”?
Người thực sự thành công làm Phật làm Tổ, họ không nghĩ ngày mai, họ không nghĩ sang năm, cũng không nghĩ quá khứ, họ chỉ nắm bắt hiện tại. Người nào có thể nắm chắc hiện tiền, người đó chắc chắn sẽ thành tựu.
Phải cầu bản thân, y giáo phụng hành một cách nghiêm khắc, một môn thâm nhập. Một môn này chính là một câu danh hiệu Phật, sáu chữ hồng danh, niệm niệm không bỏ. Bất luận lúc nào, bất luận ở đâu, bất luận trong hoàn cảnh nào, trong tâm chỉ là một câu A Di Đà Phật, niệm niệm không bỏ. Không có tạp niệm thẩm thấu vào, quí vị đã thành công rồi. Đây gọi là “một lòng tu đạo, để cầu giải thoát”.
Nhớ kỹ không thể có hai tâm. Có hai tâm ba tâm đạo của quí vị liền bị phá hoại. Giải thoát liền biến thành hữu danh vô thực, vẫn tạo lục đạo luân hồi.
Nháy mắt vô thường đã đến, thọ mạng hết rồi, lúc đó kêu than cũng vô ích, đã muộn quá rồi. Lúc nào vô thường đến, bản thân phải có cảnh giác, lúc nào cũng có thể đến. Vô thường này chính là chết.
Một lòng chuyên niệm Phật cầu sinh Tịnh độ
Ngày nay trên thế gian này, tai họa nhiều như vậy, ai biết được lúc nào sẽ gặp phải? Chúng ta thường thấy chim thú rời hang tổ của chúng, chúng ra ngoài kiếm thức ăn, chúng có thể an toàn trở về hay không? Không chắc chắn. Rất có thể sau khi ra ngoài bị động vật khác ăn thịt, bị người sát hại, đây chính là vô thường đến, thọ mạng đã hết.
Chúng ta ở trên thế gian này, cũng có khác gì đâu? Cho nên chúng ta nếu nghĩ ngày mai, nếu nghĩ sang năm, thì lâu quá. Đó gọi là vọng tưởng. Người thực sự thành công làm Phật làm Tổ, họ không nghĩ ngày mai, họ không nghĩ sang năm, cũng không nghĩ quá khứ, họ chỉ nắm bắt hiện tại. Người nào có thể nắm chắc hiện tiền, người đó chắc chắn sẽ thành tựu.
Đây là lời thường nói trong nhà Phật “mạng sống trong hơi thở”. Thích Ca Mâu Ni Phật nói trong Kinh A Hàm vậy.
Hơi thở vừa dừng liền tuyên bố người này tử vong rồi. “Toàn tận” tức đảo mắt đã hết, nó rất nhanh. Cho nên “người mê đạo đông, người ngộ đạo ít”, “đạo” là ra khỏi sanh tử ba cõi, người mê hoặc nhiều quá, người giác ngộ rất ít.
HT. Tịnh Không