Điểm tất yếu để vãng sanh là “Khi lâm chung lòng không điên đảo”

Ai dám bảo rằng: Mình khi lâm chung lòng không điên đảo? Nếu lúc bình thường không tinh chuyên dụng công, đến khi mạng chung bốn đại phân ly, sức nghiệp dồn dập, thân tâm bị sự khổ làm cho kinh hoàng mê loạn, sợ e một niệm cũng không thể thực hành huống chi mười niệm?

Điểm thiết yếu của môn Niệm Phật là phải phát nguyện vãng sanh. Nếu nghĩ rằng: “Ta chỉ cầu niệm hồng danh muôn đức của Phật A – Di – Đà cho thật nhiều, tự nhiên sẽ có vô lượng công đức; dù không vãng sanh, công đức ấy cũng chẳng mất.” Nghĩ như thế là sai lầm nguy hiểm và thiếu trí huệ. Bởi có “Hạnh” mà không “Nguyện” thì công đức ấy sẽ biến thành phước báo ở đời sau. Đời thứ hai đã hưởng hết phước tất dễ tạo nghiệp, sang đời thứ ba nhất định phải bị đọa lạc tam đồ, đó là điều sai lầm, nguy hiểm!

Vì thế, ở trên mới gọi tín nguyện là “Huệ Hạnh”.

Đã có đủ Tín – Nguyện mà thiếu phần Hạnh, ví như chiếc thuyền có lái không chèo, cũng không thể vãng sanh.

Có người cả đời niệm Phật, vì sao khi lâm chung không thể vãng sanh?

Niệm Phật, nhớ Phật nhất định sẽ thành Phật.

Niệm Phật, nhớ Phật nhất định sẽ thành Phật.

Có kẻ nghe nói: “Chỉ cần Tín – Nguyện chân thiết, khi lâm chung mười niệm hay một niệm cũng quyết được sanh Tây Phương”, thì liền nghĩ rằng: “Nếu như thế cần chi phải vội gấp, để lúc sắp chết niệm Phật cũng được!”. Ý niệm này cũng sai lầm, bởi vì quá xem thường hành môn Niệm Phật. Phải biết, điểm tất yếu để vãng sanh, theo trong kinh văn là: “Người ấy khi lâm chung lòng không điên đảo”. (Thị nhơn chung thời tâm bất điên đảo, tức đắc vãng sanh A Di Đà Phật Cực Lạc quốc độ – Kinh Phật Thuyết A Di Đà).

Như quả lúc lâm chung lòng không điên đảo, thì niệm mười niệm hay một niệm cũng được vãng sanh. Nhưng ai dám bảo rằng: Mình khi lâm chung lòng không điên đảo? Nếu lúc bình thường không tinh chuyên dụng công, đến khi mạng chung bốn đại phân ly, sức nghiệp dồn dập, thân tâm bị sự khổ làm cho kinh hoàng mê loạn, sợ e một niệm cũng không thể thực hành huống chi mười niệm?

Như muốn cho khi lâm chung có phần bảo đảm, lúc bình thường hành giả phải tinh chuyên niệm Phật cho nhiều, và gắng tu tập trình độ “nhất tâm bất loạn”. Nếu chỉ đợi khi sắp chết mới niệm, trên đạo lý nói ra thì có vẻ thông suốt, nhưng e rằng sự thật không phải là đơn giản… Cho nên các hành giả niệm Phật phải gắng dụng công, đừng lơ là khinh thường sự hành trì, mà rước lấy nỗi thất bại.

Trích “Niệm Phật Thập Yếu”

HT. Thích Thiền Tâm