Đặt pháp danh cho Phật tử cũng là một nghệ thuật

Pháp danh chỉ sử dụng trong phạm vi Phật giáo hoặc tự viện (nghĩa là nó không có giá trị pháp lý quan phương), nhưng giá trị tâm linh và đạo đức của chúng tác thành là rất lớn. Trong không gian Tam bảo thiêng liêng, thầy truyền trao giới pháp, bạn đã có một phiên bản mới cho nhân sanh quan cuộc đời mình.

Ở phạm vi rộng, pháp danh (hay giới danh) là người được “từ miệng Phật sanh ra, từ pháp hóa sanh, được pháp phần của Phật” (1). Đó là người được sanh ra lần 2 trong giáo pháp Thế tôn, là một Phật tử đích thực trong giáo pháp của ngài.

Ở phạm vi hẹp (hay tính quy ước) thì pháp danh được ban trong lễ truyền Tam quy và Ngũ giới (2)

Mặc dù pháp danh chỉ sử dụng trong phạm vi Phật giáo hoặc tự viện (nghĩa là nó không có giá trị pháp lý quan phương), nhưng giá trị tâm linh và đạo đức của chúng tác thành là rất lớn.

Trong không gian Tam bảo thiêng liêng, một vị thầy truyền trao giới pháp, lúc này bạn đã có một phiên bản mới cho nhân sanh quan cuộc đời mình.

Pháp danh là gì?

442507144_786401356926919_6667236550545187906_n

Pháp danh được ban, thường có 2 âm tiết. Trong khoảng 30 năm đổ lại mới có trường hợp pháp danh có 3 – 4 âm tiết. Thí dụ: Đạt-ma Nguyên bản thì “Đạt-ma” là 1 từ có 2 âm tiết, “Nguyên” là chữ lót, còn “Bản” là tên (pháp danh).

Vị thầy đặt pháp danh cho giới tử cũng là một nghệ thuật, ít ra có nền tảng sở học và sở tu nhất định. Khi bạn có tên Đặng Đình Đốp thì không ai đặt pháp danh là Minh Chát cả, bởi vì Đốp – Chát nghe rất ù tai!

Pháp danh thường mang tính hô – ứng với tên thế gian. Thí dụ, bạn tên Nguyễn Thị Liên thì pháp danh thường sẽ là Diệu Hoa hoặc Diệu Hà (chẳng hạn)

Nhưng có đôi khi, tên thế gian của bạn đọc lên không được êm tai, thì người thầy sẽ tinh tế ban cho bạn một cái tên nghe nó tao nhã hơn, thí dụ bạn tên: Trần Tà Lọt thì pháp danh thường sẽ được ban là Minh Đắc (sở hữu ánh sáng) chẳng hạn.

Một Phật tử có thể có nhiều pháp danh, điều này không ảnh hưởng gì đến niềm tin và hành trì tu tập.

Nếu bạn quên pháp danh của mình, thậm chí thất lạc “chứng nhận thọ giới”, điều này cũng không có gì phải bận tâm, miễn là bạn không đánh mất “mình là Phật tử” là được.

Nhưng cũng có những Phật tử, sở hữu 2 – 3 pháp danh mà tín tâm như cháo loãng, tự chuyển hóa và báng bổ Như Lai thì đúng là gia môn bất hạnh…

Niềm tin thì dễ được, có thể sớm trồng chiều gặt, nhưng giữ được “hạt giống” thì cả một đời.

Chú thích:

(1) HT Thích Trí Tịnh dịch, 𝘒𝘪𝘯𝘩 𝘋𝘪𝘦̣̂𝘶 𝘗𝘩𝘢́𝘱 𝘓𝘪𝘦̂𝘯 𝘏𝘰𝘢 (tái bản lần thứ mười), 2012. HN: NXB Tôn Giáo, trang 100;

(2) Thích Quảng Độ dịch, 𝘗𝘩𝘢̣̂𝘵 𝘘𝘶𝘢𝘯𝘨 Đ𝘢̣𝘪 𝘛𝘶̛̀ Đ𝘪𝘦̂̉𝘯, tập 4, 2014. NXB Phương Đông, trang 4594, cột b.

LVT-Nguồn: Long Vân Tự.