Điều gì đã đánh thức cho “hiếu tâm và chân tâm lương thiện” của người con bất hiếu trở về?
Người mẹ vô cùng lo lắng, khuyên bảo con trai cố gắng học hành, nhưng người con vẫn làm theo ý mình, càng lao vào những việc phạm pháp. Ít lâu sau sự việc bại lộ, người con bị bắt vào tù.
Người mẹ vì đứa con trai bất hiếu mà buồn rầu xót xa, bà khóc đến nỗi mù cả hai mắt, ngày ngày vẫn nhớ con đến quặn lòng. Sau khi nghĩ đủ mọi cách, một ngày nọ, bà đến nhà giam thăm con.
Trong nhà giam có một tấm kiếng ngăn cách, người mẹ mù lòa muốn thăm được con trai mình, liền nói với cai ngục:
– Xin ông thương tình cho phép con trai tôi ra đây để tôi được xoa đầu nó!
Cai ngục xót thương, cho con trai ra gặp bà. Thời hạn nói chuyện hai mươi phút của mẹ con bà đã hết, người mẹ phải ra về, lòng của đứa con trai bướng bỉnh đột nhiên rung động, liền nói với cai ngục:
– Mắt mẹ tôi đã mù, không thấy đường đi, xin ông hãy cho tôi cõng mẹ ra cổng để bà lên xe về nhà!
Ảnh minh họa.
Cai ngục đồng ý. Thế là đứa con trai hư hỏng cõng mẹ chầm chậm đi qua cổng trại giam. Khi ấy, bất chợt người mẹ nói:
– Con à! Cả đời mẹ hạnh phúc nhất là lúc này đây! Mẹ nhớ hồi con còn nhỏ, mẹ cũng từng cõng con như thế này! Thật không ngờ hôm nay con có thể cõng mẹ, như vậy là mẹ mãn nguyện lắm rồi, dù có chết mẹ cũng không hối tiếc!
Câu chuyện này gửi gắm đến chúng ta rằng: Mỗi người đều có tâm lương thiện. Khi tâm bị ngoại cảnh lôi kéo thì phải nhờ trợ duyên từ bên ngoài để kêu gọi hiếu tâm, chân tâm lương thiện trở về. Bởi vì đã chẳng phải là thánh hiền, thì ai không có lỗi lầm?
Biết lỗi mà sửa được lỗi là thành công lớn. Hy vọng từ nay về sau, chúng ta sống có ý thức trách nhiệm và hãy là những con trai, con gái hiếu thảo!
Nguồn: Chùa Vạn Đức.