“Tưởng” (6)

Tất cả chúng ta ai cũng muốn thành đạt, muốn cuộc sông sung túc. Có ai muốn nghèo bao giờ. Nhưng để có cuộc sống như ta ước mơ thì mỗi người lại nuôi dưỡng những hạt mầm đầu tiên ấy bằng những chất dinh dưỡng khác nhau.

 

Tưởng vừa là đường dẫn lên thiên đàng, vừa là đường đưa anh xuống địa ngục. Khi trong anh không có năng lực “kiểm soát” thiện ác, nhân quả thì anh đang chết mà anh không hay. Khi mà cuộc sống tồn tại tương đối, âm dương vừa đối kháng vừa tương hợp, anh thường xuyên đứng trước sự chọn lựa âm dương ấy tức đang phải cân nhắc hành động. Và anh phải hiểu anh là ai trong ba bậc qui chiếu.

“Cuộc sống như một tấm gương, bạn cau mày thì nó cũng cau mày lại với bạn, hãy mỉm cười… nó cũng sẽ mỉm cười với bạn” (Herbert Samuels).

Năm 1877, thuật ngữ “Luật hấp dẫn” ra đời xuất hiện đầu tiên trong quyển sách của Helena Blavatsky ám chỉ một sức mạnh thần kỳ của tương tác hấp dẫn mà Prentice Mullford khái quát lại thành học thuyết. Hoàn toàn không phải ngẫu nhiên, không phải tuỳ tiện khi cho rằng “Bạn sẽ là người bạn muốn”. Hoàn toàn do bạn, tất cả đều do bạn. Đó là cách khái quát tài tình của Herbert Samuels về nhân quả.

Sẽ có người bảo: “Thế tôi muốn là tỉ phú, nhưng mãi cuối đời sao vẫn không thành tỉ phú.” Vì sao vậy? Tôi muốn mà, trước tiên bạn ước muốn, tức bạn đã gieo nhân, gieo hạt mầm xuống mảnh đất tâm linh, mảnh đất tinh thần của bạn. Bạn ấp ủ, bạn nuôi dưỡng, đó là hạnh nguyện. Bạn đang là thỏi nam châm hút lấy các vun kim loại bất kỳ trên đất. Nhưng từ tính, lực hút của nó có đủ mạnh như bạn muốn hay chưa, đó là việc khác. Chỉ có điều chắc chắn bạn đang là thỏi nam châm”.

Bạn thường nghe đến hai từ “đủ duyên”. “Hôm nay đủ duyên…ta gặp nhau và”. Cái ước muốn “tỉ phú” ấy không chỉ mình bạn, hầu hết mọi người đều thế. Nhưng họ giấu diếm, họ xấu hổ vì “mơ mộng hảo huyền”, kiếm bữa cơm không nổi, bữa đói bữa no mà mơ với mộng…

“Tưởng” (5)

11021499_622528291212568_1753254365020904219_o

Ngay cái hạt mầm vừa gieo đã lép từ trong đất là vậy. Bạn sẽ thấy cái cường lực hấp dẫn ấy ở từng con người: Những doanh nhân thành đạt, những đại gia, trọc phú… tất cả họ đều có hạt mầm ấy như nhau. Thậm chí hạt mầm đầu tiên của người này người kia đôi khi cực mạnh “muốn làm giàu bằng mọi giá”, họ bất chấp cả thủ đoạn, mưu mô…nhưng thành công thì đôi khi chỉ như “Xuân tóc đỏ” (Số đỏ-Vũ Trọng Phụng) một thời rồi mờ nhạt.

Phước duyên họ đến đấy thôi. Và ngay cả con đường “đi lên” hay “đi xuống” đó nó tuỳ thuộc đối đãi thiện ác, qui luật nhân quả tự nhiên đâu phải do anh sắp xếp. Ngay đồng tiền xấp ngửa cũng khác nhau hoàn toàn, luật hấp dẫn là vậy, là nhân quả trên suốt chặng đường anh đi.

Đâu cứ bạn muốn trở thành Hitler là ngay tức khắc bạn là Hitler.

Chính vì vậy bạn sẽ thấm thía câu “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”. Nếu hiểu “thành sự” là thành bại, là kết quả cũng không sai, nhưng để hiểu chuẩn xác, hiểu đúng và đủ thì đó là nhân quả. Bạn muốn gì, toan tính ra sao thảy đều không vượt ngoài luật nhân quả. Nhưng nhân quả không do thiên, mà “Luật hấp dẫn” là sự vận hành nhân quả, đó là điều cần ghi nhớ.

Tất cả chúng ta ai cũng muốn thành đạt, muốn cuộc sông sung túc. Có ai muốn nghèo bao giờ. Nhưng để có cuộc sống như ta ước mơ thì mỗi người lại nuôi dưỡng những hạt mầm đầu tiên ấy bằng những chất dinh dưỡng khác nhau. Herbert Samuels cũng là người lặp lại định luật hấp dẫn đó: “Cuộc sống như một tấm gương, bạn cau mày thì nó cũng cau mày lại với bạn, hãy mỉm cười… nó cũng sẽ mỉm cười với bạn”. Bạn nhận được sự tương tác đó. Nó là chất dinh dưỡng thật tốt cho mầm phát triển. Hạt mầm đầu tiên ấy phải có tên, có loại nó sẽ đến đâu, là quả gì, ra sao…Toàn bộ chọn lựa đầu tiên được đưa vào qui trình gieo ươm thành phẩm khép kín trong nhà lưới không bị côn trùng, sâu bọ, thời tiết làm ảnh hưởng. Có nghĩa rằng bạn có thể làm chủ tất cả. Tư duy, hành động được cân nhắc thận trọng. Bạn không như người lính ở chiến trường chỉ biết xiết cò.

Và vì vậy mà trong cuộc sống chia ra 3 loại người như “Tưởng” (5) đã đề cập  đó là ba bậc hệ qui chiếu:

1. Khôn-dại: Giỏi toan tính hơn thiệt. Đó là những người đầy mưu lược, việc gì lợi ta ta làm. Đôi khi bất chấp cả đạo đức. Chỉ thay chữ mưu lược bằng mưu mô sẽ thấy rõ dạng phàm phu (địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh tạo ra từ đây…)

2. Đạo lý: Trọng nghĩa nhân, đạo hiếu làm người. Dám hy sinh vì người khác (cõi người, biết xét đoán hành xử).

3. Nhân quả: Cõi thánh nhân có tâm từ bi đủ lớn, trí tuệ đủ sáng, tầm nhìn nhân quả thấu suốt

Lục đạo gom gọn trong 3 bậc, mà 3 hạng người đầu tiên gồm cả địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh. Đừng nhầm lẫn, lầm chấp cái vẻ ngoài, sang trọng. Đạo lý, nghĩa nhân sẽ thật phù phiếm, không giá trị gì với họ, với những người mang đầy mầm bệnh, dễ chiêu cảm tương ưng với cái ác, với bệnh tật như thế.

Biết rõ mình là ai, đang ở đâu, hành xử một cách chuẩn mực để không phải hối tiếc khi buộc phải chọn lựa. Chọn lựa là nhân, quyết định, thực hiện đã là quả. Nhân quả là sự hoá giải, hấp dẫn chuyển dịch, thay đổi đến từng sát na.

Chúng ta đã không có cái quyền chọn lựa đầu tiên để sinh ra trong đời, nghèo giàu, đẹp xấu, sang hèn…Vì vậy khi bắt đầu biết tư duy, cần tư duy để biết để cân nhắc, hành động. Đừng để mất đi cái quyền tự tu, tự chứng, tự đạt.

Nếu tư duy đưa bạn đến bậc 2, trọng nghĩa nhân, đạo hiếu, hiếu kính cha mẹ ông bà, biết hành xử phải đạo, biết thương yêu mọi người, biết xét đoán, không vì lợi mình mà hại người…Chúc mừng bạn, bạn đang ở thế giới người, thế giới của xét đoán, cân nhắc, thận trọng. Bạn đang ở bậc 2: đạo lý.

Nhưng hãy khoan tự mãn. Còn sống trong thế giới phàm tục, còn cân nhắc hành động, còn suy nghĩ tách bạch ngã-pháp, chưa thấu đáo thân tâm tức bạn vẫn chưa đoạn diệt hoàn toàn bản ngã.

Ngay khi đi chợ mua bó rau, con cá bạn đã sử dụng tưởng để chọn lựa. Trong suy nghĩ, hành động đừng vội tự hào về sự khôn ngoan, toan tính, mưu lược đã từng đưa bạn đến thành công. Tưởng có thể vẫn dắt mũi bạn dễ dàng. Ý nghĩa khác nhau của hai cụm từ mưu mô hay mưu lược thực ra bản chất không khác. Tưởng và thức luôn là cặp đối song hành trong cuộc đời bạn. Bạn có thể vào được sơ thiền và hiểu rằng đó là tầm và tứ (hai trong 5 chi thiền).

Tầm – Tứ luôn là một đôi như tả hữu quần thần trong triều đình. Hai lực tương hợp và đối kháng sẽ quyết định đất nước thịnh hay suy. Vị minh quân hoặc sẽ là thức hoặc sẽ là tên hôn quân vô đạo, môt tên Lê Ngoạ Triều tái sinh, hoặc sẽ ngã tầm hoặc ngã tứ một trong hai phe. Nói đến biên kiến, kiến chấp, nói đến thiện ác mà không “định hướng tư tưởng” thì đừng mong đoạt lấy ngọn cờ chánh pháp. Bạn luôn muốn mọi người răm rắp làm theo, thực hành theo ý bạn như cách nhìn xuống quần thần chi biết “tuân chỉ”. Lẽ nào bạn muốn kéo lùi xã hội loài người trở về thời phong kiến.

Khi tưởng (hay tầm) thoả sức vẫy vùng vượt mặt tứ chứng tỏ quyền lực vô đối, không có sự phản biện. Thậm chí ngay trong tâm thức bạn vẫn có sự kiểm soát của Tứ chánh cần thì cả thiện ác ấy cũng chỉ là tương đối, là âm-dương với tương hợp và đối kháng.

Chính vì vậy, đạo lý là sự chế ngự, kiểm soát lý trí bạn. Đứng vững trên bậc 2 đó để hành xử không mấy người. Thông thường, bạn chon hệ qui chiếu bậc 2 nhưng tâm thức vẫn còn ở bậc 1: Vẫn toan tính, lợi hại, thiệt hơn, khôn dại, được mất, thành bại…Bạn diệt ngã xả tâm nhưng lại không biết nuôi lớn sự chân thành, sự trung thực chât liệu cho mảnh đất gieo ươm hạt mầm đầu tiên thì thật buồn cười. Bạn bắt đầu mọi việc bằng mưu lược. Khi thất bại, không như bạn muốn, quần thần dù răm rắp “phụng chỉ” nhưng hiện thực vẫn ngỗn ngang trăm mối, không tìm được người kế vị mà vị quân vương đã vội “băng hà”…

Đi từ “chữa bệnh” sang “giác ngộ”, bạn sẽ xác chứng sự kiên trì, tinh tấn của tất cả hội chúng nói chung với đức tin con đường của Đức Phật. Một bên kiên định con đường “chữa bệnh” đến mức tin tưởng tuyệt đối việc “ngồi thiền như con cóc”. Một bên là sự công kích, dè biểu đức tin ấy, lên án việc “ức chế ý thức” để rồi mang cả “tầm” và “tứ” vào cuộc cách mạng của biên kiến, của kiến chấp, không hề biết thân với tâm tuy hai mà một. Cứ lấy duy tâm để kiến giải duy vật rồi kiên quyết bảo vệ pháp môn như những tín đồ tử vì đạo…Sự phân cực của đạo đã đến lúc báo động.

Đừng ngăn quần thần vì an nguy xả tắc mà đẩy mạnh suy tư, đừng phá nát những nổ lực của Đức Thế Tôn xây dựng 37 phẩm trợ đạo. Đừng chứng tỏ sự vượt trội. Hãy tự tu, tự chứng, tự đạt và sách tấn đại chúng thắp đuốc lên…

Kỳ Nam