“Tưởng” (3)

Hãy đứng trên cao nhìn xuống để rõ hơn cái thế giới của sự phân cực, của khôn dại, hơn thua, được mất, thành bại…Khi nhìn thấy rõ như thế tức bạn đã có được cái chánh tư duy, có được chánh kiến và tất cả trong Bát chánh đạo.

 

Nếu ai đó bảo bạn rằng: “Tới rồi đó, quả báo đó” Chắc chắn bạn sẽ giãy nảy lên, không kềm được cơn tức giận. Tôi ăn hiền ở lành, sống tốt với tất cả mọi người làm gì mà quả báo. Thế đấy!.

Lâu nay con đường vào đạo, học đạo ngày càng lớn mạnh, Phật tử ngày càng đông nhưng những điều ngộ nhận không ai chỉ ra để tất cả tự lọ mọ vấp váp vì ngộ nhận.

Nói đến nhân quả không ai hiểu nó là con đường, là lộ trình chứ không phải “tính chất”, đó là hai chiều đi lên (dương vô cực) hay đi xuống (âm vô cực) mà quả báo nhân lành là điều ta chờ đợi, đón nhận. Vì quả báo bị hiểu sai, hiểu lệch về phía xấu ác, tiêu cực từ ba nghiệp thân-khẩu-ý, người ta tự ức chế, tư duy, hành động để không bị quả báo, không “mang nghiệp vào thân”.

Trong các trang pháp thoại mà vẫn còn những nhầm lẫn sơ đẳng ấy thì quả là trọng trách gieo duyên, giáo hoá chúng sanh, cái gánh nặng thiện pháp ấy bị mai một, thậm chí vô hiệu phản tác dụng. Trong Tứ chánh cần không chỉ ngăn ác, diệt ác mà còn đòi hỏi sinh thiện, tăng trưởng thiện. Sợ nghiệp, không làm gì cả đó là tâm lý “ức chế” của số đông đại chúng.  Điều này tương tự “sợ tưởng, ghét tưởng”, tạo nên hiện tượng công kích, lên án, bài bác, đả phá tưởng là một sự thật. Người ta công kích thiền tưởng, đả phá thiền tưởng, đánh dẹp thiền tưởng mà không hề suy nghiệm tưởng chính là con đường mà Phật Thích Ca tìm ra Tứ thánh định. Điều này thể hiện rõ trong 7 câu ngắn gọn trong tăng nhất A-hàm.

“Tưởng” (2)

441449461_943375790914711_7592775252653703529_n

Sự quán chiếu, suy xét, trải nghiệm, tư duy…đó thực sự là con đường của Chánh tư duy. Chánh tư duy không phải khuôn thước, một hình mẫu, khuôn đúc để có thể sản xuất đại trà. Bát chánh đạo trong 37 phẩm cần được xem là 37 “đề mục” để hướng dẫn làm luận văn, hướng dẫn làm đồ án v.v… chứ không như cách người ta rút ra làm công thức, làm khuôn mẫu với tứ thần túc, thất giác chi…rồi cứ thay vào 37 phẩm bất cứ thứ gì tuỳ thích.

Sự nghiêm cẩn, hoạch định đường đi, nước bước, mưu lược, đối sách…đó là kế sách Khổng Minh. Sự cẩn trọng ấy giúp cho bậc đại phu giành lấy bá tánh, tranh đoạt ngôi báu, được đắp tượng, lập bia…Đó cũng chính nhờ tưởng.

Tưởng đã tạo nên sự nghiệp, mà cũng chính tưởng tàn phá, huỷ hoại sự nghiệp, là sự tương ưng nhân quả, hành trình nhân quả. Nhưng trong lịch sử thì lặp đi lặp lại câu: mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên. Có lẽ đại chúng quá phấn khích trong ngày lễ tập trung hàng trăm, hàng ngàn con người ở Chơn Như (ngày vía Trưởng Lão 1/1 ), nhưng nếu ngày nào cũng hàng ngàn con người như vậy giống như hiện tượng sư Minh Tuệ thì hiệu ứng đám đông có phải là  ước muốn của Trưởng lão?

Khi tưởng được câu hữu với Tứ niệm xứ, câu hữu với Tứ chánh cần thì đó chính là bước đi của vô cầu, vô chấp. Đó không phải hướng thượng thì còn là gì. Câu hữu với tứ niệm xứ, hành giả quán chiếu, nhìn rõ sự chiêu cảm, sự tương ưng cảm thọ trên thân, trên tâm, trên thọ, trên pháp. Khi tưởng câu hữu với tứ chánh cần, hành giả xả bỏ, trừ diêt ác pháp, tăng trưởng thiện pháp. Cớ sao ta lại phản ứng về tưởng giống như ghê sợ quả báo.

Dụng tưởng theo đối sách của Khổng Minh để tạo nên sự nghiệp rồi từ đây công bố rằng “giương cao ngọn cờ chánh pháp”. Thực ra điều này chỉ tạo thêm sự rối nhiễu trong cái thế giới vốn đã  đầy dẫy sự dối trá, đối đãi nhị nguyên, đầy những đố kỵ, ghét ghen, hằn thù, tạo thêm một giáo phái, tạo nên một cuộc chiến thị phần tàn nhẫn. Sao không cứ lẳng lặng, âm thầm với những bước đi vô cầu, vô chấp.

Tự tu, tự chứng, tự đạt…cuộc hành trình của vị khất sĩ MT ngần ấy năm chính là tự quay vào trong, tự xả bỏ mọi tạp khí, lậu hoặc. Nếu chưa sạch lậu hoặc, chưa chắc có ai bộ hành cả ngày, cả tháng, nhiều năm, nhiều tháng như thế. Nhưng nếu hỏi như thế là đạt đạo chưa chắc chắn sẽ có nhiều lập luận qui chiếu đạt đạo thì phải tự giác, giác tha “giương cao ngọn cờ chánh pháp” chứ đi để mà đi vậy làm gì, có ích gì cho chúng sanh đã chết, đang chết trong bể trầm luân. Sự hiệu triệu “giương cao…” như một cuộc cách mạng kể cũng khá thành công với rất nhiều trú xứ trong Nam, ngoài Bắc. Nhưng để có chiến thắng từ cuộc cách mạng mà ta lại gieo mầm mống thù địch, kỳ thị, đố kỵ, nhỏ nhen…thì vô hình chung ta đẩy mạnh hơn sự rối nhiễu vốn có sẵn.

Trong “Câu hỏi thứ nhất: Có chăng sự khác nhau giữa Đức Phật và Trưởng lão” tôi có tham chiếu hai hình ảnh có lẽ dễ gây khó chịu với người đọc vì dám đem hình ảnh Đức Phật so sánh với Trưởng lão. Thôi thì cứ đem hiện tượng sư MT ra tham chiếu thì cũng tương tự thế. Một đàng là sư MT cứ vô tư hành trì 13 hạnh đầu đà. Cứ đi suốt từ Bắc Chí Nam lại vô tình lọt vào sự qui ngưỡng một cách tuyệt đối của đại chúng.

Thực tế lậu hoặc tham chiếu trên tâm (phiền não, lo lắng, sợ hãi…) cũng ứng với trên thân (đau đớn, ngứa ngáy, mệt mỏi, rã rời…) Và vì vậy nói thân tâm là một cũng sai, là hai thì càng trật. Chính vì xem là một nên với mấy câu kệ trong Kinh Pháp Cú: “Tâm dẫn đầu mọi pháp/ Tâm chủ tâm tạo tác” việc điều tâm của các bậc tôn túc trùng khớp với tu tâm dưỡng tánh của đại chúng. Sự điều tâm, nhiếp tâm tuy thực sự không thể hiện hết toàn bộ công năng hành giả trên bước đường tu tập. Hầu hết các sư thầy đang thu hút trên những trang pháp thoại đều thuộc Đại thừa, Tịnh độ và cả “thiền tưởng” như cách gọi của Chơn Như như Thầy Thanh Từ, Thầy Pháp Hoà, Thầy Thái Hoà, Thầy Giác Khang, Thầy Minh Niệm, Thầy Thiện Thuận.v.v…đều đã nêu cao tinh thần hoá độ chúng sanh, hoằng dương chánh Pháp từ lâu đã vun đắp tín tâm cho thính chúng.

Câu hỏi thế nào là chánh Pháp? Đâu mới là người tu chứng như “Tưởng (2)” đã nói đến? Thật ra không khó nhận diện. Cuộc hành trình của tưởng dẫn ta qua nhiều giai đoạn quán chiếu để nhận ra cái thân xác kiêu sa, mỹ miều hôm trước cũng chính là cái thân xác thối rửa, kền kền bâu vào rỉa rói, với xương sọ trắng hếu nhe răng cười với nhân gian kia.

Hiện tượng gây nên hai chiều dư luận là một thực tế sống động trong đối đãi nhị nguyên, bạn cứ bận tâm muốn xác chứng để vỗ tay tán thưởng hay buông lời khinh miệt ư. Để làm gì, đừng bận tâm với thần túc, lục thông (chớ có tin).

Hãy sống với tín tâm, với lòng yêu thương muôn loài. Cứ quán xét tất cả những mọi hiện tượng bạn sẽ thấy rõ từ tính thỏi nam châm. Khi bạn phấn khích đón nhận sự kính ngưỡng đảnh lễ một cách thành kính hãy khoan nghĩ rằng bạn xứng đáng được như vậy cũng đừng cho rằng tất cả những người vì nhầm lẫn thật đáng thương, đó là bài học từ sư MT. Mọi hành xử tâm hành, khẩu hành, ý hành vẫn trong veo như ánh mắt trẻ thơ. Khi mà tâm bạn đang lưu xuất dòng từ trường thiện lành, không cấu nhiễm, không độc tố thì tự nó bật lên những lời chân thành, khiêm hạ, hành động từ tốn yêu thương chứ không là những công kích, phỉ báng, những lời mắng nhiếc, trách cứ do phước chúng sinh quá mỏng!!!

5. Thở vô và thở ra là thân hành.

6. Tầm tứ là khẩu hành.

7. Tưởng thọ là tâm hành.

Khi nhịp thở không đổi (thân hành) biểu lộ cảm xúc không đổi. Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến. Khi tầm tứ (khẩu hành) lặng lẽ giữa cuộc miên hành để quán chiếu tứ niệm xứ, để thấu triệt, thấm thía sự nghiệt ngã của tương giao đối đãi nhi nguyên là lúc tưởng và thọ đang nghiễm nhiên ngự trị giữa cõi tục đế. Mong sao sư MT lui vào am thất để diệt thọ, diệt tưởng diệt tất cả tầm thường, phàm tục. Vậy là đủ, đã quá đủ cho hành trình của tưởng của chánh tư duy.

Hãy đứng trên cao nhìn xuống để rõ hơn cái thế giới của sự phân cực, của khôn dại, hơn thua, được mất, thành bại…Khi nhìn thấy rõ như thế tức bạn đã có được cái chánh tư duy, có được chánh kiến và tất cả trong Bát chánh đạo. Suy nhiệm để có thể tìm đến con đường tự tu, tự chứng, tự đạt theo dấu chân Đức Phật, đừng bận tâm thế sự.

Kỳ Nam