Khoa học đã tìm ra cách ngăn chứng mất trí nhớ cho người già
Trong năm 2023, các nhà khoa học đã đạt được tiến bộ trong việc tìm hiểu về chứng mất trí nhớ, một trong những mối quan tâm về sức khỏe lớn nhất tại các quốc gia có dân số già. Dù thầm lặng, căn bệnh tàn khốc, cướp đi khả năng thực hiện các công việc hàng ngày của con người.
Dù chưa có phương pháp chữa trị chứng sa sút trí tuệ được phê duyệt, nhiều nghiên cứu y khoa đã phát hiện cách để giảm nguy cơ phát triển tình trạng này.
Nghiên cứu công bố cho thấy cải thiện thói quen sinh hoạt, hoạt động thể chất thường xuyên, ăn uống lành mạnh và tiếp xúc xã hội nhiều có thể làm giảm tốc độ mất trí nhớ khi về già. Nghiên cứu khác phát hiện sống ở những khu vực có nhiều không gian xanh tự nhiên khiến tỷ lệ nhập viện vì các bệnh liên quan đến trí nhớ thấp hơn. Việc sử dụng máy trợ thính cũng có thể làm giảm một nửa nguy cơ suy giảm nhận thức.
Lần đầu tiên, Cục quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) cũng phê duyệt loại thuốc hoàn toàn mới có thể làm chậm thời gian phát triển bệnh Alzheimer. Dù các câu hỏi về độ an toàn, hiệu quả và chi phí của thuốc còn bỏ ngỏ, nhiều nhà thần kinh học cho rằng việc có được loại thuốc làm chậm bệnh Alzheimer là cột mốc quan trọng sau nhiều năm thử nghiệm thất bại.
Y khoa ngày nay đã có nhiều tiến bộ vượt bậc trong việc chữa trị các căn bệnh nan y của nhân loại.
Các chuyên gia cho rằng khoảng 60 – 80% những người bị mất trí nhớ là do mắc phải bệnh Alzheimer.
Người mắc bệnh Alzheimer sẽ có các triệu chứng giống như mất trí nhớ. Các triệu chứng ban đầu thường nhẹ nhưng dần trở nên tồi tệ hơn sau vài năm. Bạn bè hoặc người thân của bạn nếu mắc bệnh có thể:
– Bối rối khi được hỏi về những sự kiện quá khứ, hoặc liên quan đến ngày / tháng / năm;
– Gặp vấn đề khi nói hoặc viết;
– Đánh mất đồ vật và không thể quay lại để tìm ra chúng;
– Khó đưa ra nhận định, ý kiến;
– Thay đổi tâm trạng và tính cách.