Chịu đựng hay kham nhẫn?
Đáp:
Mình nhìn nhận vấn đề thông suốt thì sẽ nhẹ nhàng hơn, an ổn hơn nhiều. Ai hiểu rõ điều này, phải cám ơn nghịch cảnh trái ý, vì nhờ nó mà ta thành tựu công đức kham nhẫn.
+ Mình phải hiểu rõ, tất cả những quả gì ta đang gặp phải, đang đối diện hôm nay, là do ta đã tạo cái nhân đó trong quá khứ rồi. Đó chính là do bản thân ta tạo ra, ta phải có trách nhiệm, giống như ta vay nợ thì phải trả nợ vậy.
+ Chịu đựng là bị động, bị bắt buộc phải gánh chịu những gì mà ta không đáng phải gánh chịu , gây cho ta tâm lý uất ức dễ sinh bịnh, dễ bộc phát nóng giận
+Kham nhẫn là pháp Phật dạy, là chủ động đối diện với nghịch cảnh, trái ý một cách tích cực, chuyển hoá nó thành tốt hơn dễ chịu hơn. Đức hạnh kham nhẫn làm nên giá trị sống của con người. Đây cũng là 1 trong 6 hạnh tu Bồ tát, nhằm cứu giúp chúng sinh. Ai tu luyện được công phu kham nhẫn lớn người đó đáng được kính trọng. Ai có sức nhẫn nại lớn nhất, người đó mạnh nhất, an ổn nhất. Ai có sức nhẫn nại lớn, người đó sẽ dễ thành công trong mọi sự nghiệp.
– Chắc chắn một điều rằng, ai không biết tu tập hạnh nhẫn nại, thì người đó không bao giờ được an vui hạnh phúc dù là giàu sang phú quý. Vì không nhẫn nại là dễ bộc phát tính xấu, nóng nảy sân hận gây khổ đau cho mình, đổ vỡ gia đình mình, và gây mâu thuẩn với những người xung quanh. Vậy sao an ổn được. Nhẫn nại là một phẩm chất thiết yếu mà mọi người cần tu tập để cuộc sống tốt hơn. Nhẫn nại là phép màu vạn năng, có thể giải quyết rất nhiều nỗi khổ niềm đau và những bất an trong cuộc sống
Mỗi bậc thang chỉ cho công phu kham nhẫn, tu tập tiến bước lên mỗi bậc kham nhẫn là càng gần với thế giới Tây Phương Cực Lạc hơn, hãy tu tập bước lên từng bước từng bậc kham nhẫn nhé.