Tu dưỡng lời nói hoà ái, thiện lương

Ngôn từ là một phương tiện mang sức mạnh to lớn, chẳng thế mà người xưa từng có câu “Thiện ý một câu ấm cả mùa Đông, lời ác lạnh người suốt tháng Hạ”.

 

Xin đừng sân hận nói lời hung

Ngục tù ác nghiệp tạo muôn trùng

Nhu hoà nhẫn nhục thường vun đắp

Hoá giải hận thù, vui sống chung

(Kinh Thập Thiện)

Ngôn từ là một phương tiện mang sức mạnh to lớn, chẳng thế mà người xưa từng có câu “Thiện ý một câu ấm cả mùa Đông, lời ác lạnh người suốt tháng Hạ”. Quả thật, lời nói có thể xoa dịu niềm đau giấu kín trong lòng, làm vơi đi nỗi buồn sâu thẳm cho người, lời nói có thể giúp thay đổi suy nghĩ của một người từ tiêu cực trở thành tích cực. Tuy nhiên, cũng chính lời nói lại có thể đẩy con người xuống hố sâu vực thẳm của tuyệt vọng bi ai, thậm chí là cướp đi mạng sống vô giá của bao người.

Trong cuộc sống thường nhật, lời ăn tiếng nói sẽ phần nào bộc lộ tính cách và phẩm chất của con người. Có thể nói, những lời cọc cằn, thô lỗ, chửi rủa, mắng nhiếc, chê bai… thể hiện rõ một trạng thái tâm chưa được huấn luyện, thiếu sự tu dưỡng, một tâm hồn nghiêng theo bản năng, thô xấu, thiếu văn hoá, giáo dục.

Là một người con Phật, chúng ta càng phải cẩn trọng trong mỗi ngôn từ, cử chỉ.

Là một người con Phật, chúng ta càng phải cẩn trọng trong mỗi ngôn từ, cử chỉ.

Là một người con Phật, chúng ta càng phải cẩn trọng trong mỗi ngôn từ, cử chỉ. Bởi lẽ theo lý nhân quả, bất cứ một việc làm, một lời nói, một ý niệm suy nghĩ của thân, miệng, ý dù đó là thiện hay bất thiện đều sẽ đưa đến kết quả tương ứng với nó. Đặc biệt những hành vi, lời nói, suy nghĩ được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ kết nghiệp sâu dày, có khả năng chi phối đời sống nhân sinh một cách mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Đức Phật có dạy trong Kinh Mười Điều Lành rằng, kẻ nào không nói lời hung dữ sẽ được tám món công đức là: “Không nói sai chính pháp; Nói ra lời nào cũng có lợi ích; Nói lời nào cũng đúng chân lý; Lời nói nào cũng khôn khéo; Nói điều chi ai cũng vâng theo; Lời nói nào thốt ra cũng được người ta tin dùng; Nói điều chi cũng không có ai chê cười. Nói ra lời nào cũng được yêu mến”. Muốn thành tựu được tám món công đức trên chúng ta nên bắt đầu từ việc “tu khẩu”, nghĩa là tu sửa cái miệng của chính mình, nói lời chân thành, chính trực, hỏa ái, thiện lương, biết đặt mình vào vị trí của tha nhân để thấu hiểu cảm nhận của họ, cũng như lời nói ấy phải đưa đến lợi ích cho mình và người.

Chính vì vậy, chúng ta phải thường xuyên liên tục quan sát và chuyển hoá hạt giống sân hận ẩn nấp trong tâm khảm của mình, đem nó ra soi tỏ dưới ánh sáng của trí tuệ, gột sạch nó bằng dòng nước thanh lương của chính niệm tịnh giác, sưởi ấm nó bằng ánh nắng của từ bi, bao dung, giúp nó tràn đầy chất liệu của hiểu sâu, thương thấu. Vậy thì, mỗi lời nói ra của bạn đều sẽ toát lên khí chất tuệ giác của một người con Phật chân chính. Bạn tới đâu cũng sẽ tự tại, bạn ở đâu cũng hạnh phúc bởi tâm bạn vốn đã chứa toàn chất liệu làm nên hương vị bình an.
Đại Tùng Lâm Hoa Sen