Viếng ngôi chùa cổ từng bị hỏa hoạn 12 năm trước

Hội Sơn cổ tự – chùa Hội Sơn tọa lạc ở số 1A1 đường Nguyễn Xiển, cũng thuộc phường Long Bình, TP.Thủ Đức.

Tôn tượng Bổn sư Thích Ca phía trước chính điện Hội Sơn cổ tự, nhìn xuống có con sông chảy qua

Tôn tượng Bổn sư Thích Ca phía trước chính điện Hội Sơn cổ tự, nhìn xuống có con sông chảy qua

Ngôi chùa nằm trên một ngọn đồi nhỏ có độ cao khoảng 15m so với mực nước biển. Theo nhiều tài liệu ghi chép, Hội Sơn cổ tự được một vị thiền sư có tên Khánh Long khai lập và trụ trì vào cuối thế kỷ XVIII, do vậy chùa còn có tên gọi là chùa Khánh Long. Ban đầu, chính điện của chùa được làm hoàn toàn bằng gỗ.

Vườn Thành đạo nằm bên tay trái của lối đi chính vào chùa

Vườn Thành đạo nằm bên tay trái của lối đi chính vào chùa

Sau hỏa hoạn xảy ra vào tháng 7/2012 đã thiêu rụi toàn bộ ngôi ngôi chính điện bằng gỗ trước đó. Đến năm 2015, dự án phục dựng Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia chùa Hội Sơn được thực hiện lại.

Mặc dù có tuổi đời trên 200 năm tuổi, trải nhiều lần sửa chữa và xây dựng mới, nhưng tới nay chùa Hội Sơn vẫn bảo toàn nguyên vẹn khối kiến trúc cơ bản của một ngôi cổ tự như: mái ngói âm dương, nền lót gạch màu,…

Vườn tượng cũng bên tay trái lối đi vào chùa, sau khi đi qua vườn Thành đạo

Vườn tượng cũng bên tay trái lối đi vào chùa, sau khi đi qua vườn Thành đạo

Sân chùa được thiết kế vô cùng rộng rãi để bài trí một số tượng Phật, Bồ-tát, La-hán. Mặt trước của chánh điện là nơi đặt tượng Phật Thích Ca, hai bên chánh điện nhìn ra là am thờ đặt tượng Di Lặc và Bồ-tát Quan Âm. Cổng ngoài đường chính đi vào có vườn thành đạo với tượng Đức Phật và 5 anh em ông Kiều Trần Như được làm bằng đá trắng, tiếp đến là tượng Tam thế, tượng Phật Niết-bàn, chùa Một Cột nhỏ,… và nhiều hạng mục kiến trúc nổi bật khác.

Dạo một vòng quanh chùa, rồi bất chợt dừng lại, đưa mắt ra phía con sông nằm dưới chân đồi, từ trên chính điện nhìn xuống, những cơn gió thoảng qua, cùng tiếng lá xào xạc nghe nơi tâm lòng bao phiền muộn tiêu tan.

Bên hông trái của chính điện chùa Hội Sơn

Bên hông trái của chính điện chùa Hội Sơn

Bên hông phải của chính điện chùa Hội Sơn

Bên hông phải của chính điện chùa Hội Sơn

Bên trong chính điện chùa Hội Sơn

Bên trong chính điện chùa Hội Sơn

Nơi đặt tôn tượng Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma

Nơi đặt tôn tượng Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma

Nơi đặt tôn tượng Phật nghìn mắt nghìn tay

Nơi đặt tôn tượng Phật nghìn mắt nghìn tay

Bên ngoài chính điện chùa Hội Sơn nhìn vào

Bên ngoài chính điện chùa Hội Sơn nhìn vào

Lối đi bên hông trái chùa Hội Sơn nhìn từ phía con sông vào

Lối đi bên hông trái chùa Hội Sơn nhìn từ phía con sông vào

Toàn cảnh chính điện chùa Hội Sơn

Toàn cảnh chính điện chùa Hội Sơn

Nơi thờ Bồ tát Di Lặc bên trái chính điện phía con sông vào

Nơi thờ Bồ tát Di Lặc bên trái chính điện phía con sông vào

Nơi thờ Quan Âm Bồ-tát bên phải chính điện phía con sông vào

Nơi thờ Quan Âm Bồ-tát bên phải chính điện phía con sông vào

Tượng các vị La hán

Tượng các vị La hán

Tượng các vị La hán

Tượng các vị La hán

Tượng Phật Niết-bàn

Tượng Phật Niết-bàn

Gác chuông chùa Hội Sơn

Gác chuông chùa Hội Sơn

Phiên bản chùa Một Cột nhỏ trong khuôn viên chùa Hội Sơn

Phiên bản chùa Một Cột nhỏ trong khuôn viên chùa Hội Sơn

Những ngôi tháp cổ của chùa Hội Sơn

Những ngôi tháp cổ của chùa Hội Sơn

Tiểu cảnh trong khuôn viên chùa

Tiểu cảnh trong khuôn viên chùa

Tiểu cảnh trong chùa

Tiểu cảnh trong chùa

Bia ghi lịch sử của Hội Sơn cổ tự

Bia ghi lịch sử của Hội Sơn cổ tự

Làm sao đến chùa Hội Sơn?

Để đến chùa Hội Sơn, tại ngã 4 Thủ Đức chạy vào đường Lê Văn Việt. Chạy hết đường Lê Văn Việt rẽ phải vào đường Nguyễn Văn Tăng. Hết đường Nguyễn Văn Tăng chạy thẳng sang là đường Nguyễn Xiển thuộc địa phận phường Long Bình.

Chú ý: chạy hết đường Nguyễn Văn Tăng gặp biển chỉ tên đường Nguyễn Xiển bên tay phải không rẽ phải, vì rẽ phải cũng là đường Nguyễn Xiển nhưng thuộc địa phận phường Long Thạnh Mỹ. Hội Sơn cổ tự nằm ở số 1A1 đường Nguyễn Xiển, phường Long Bình, TP.Thủ Đức.

Viên Quang – Đinh Anh Tuấn