Nói về Phật tánh (Phật tính)
Đức Phật khác chúng sanh là đã thể nhập sống trọn vẹn với diệu dụng trí tuệ năng lực của Phật tính.
Chúng sanh khổ đau là vì không nhận ra Phật tính, không sống với Phật tính mà sống với phàm tính u mê.
Phật tính thì sáng suốt trí tuệ từ bi hỷ xả bao dung…
Phàm tính thì hơn thưa ích kỷ nhỏ nhen đố kỵ cố chấp buông lung….
Kinh Phạm võng: Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, đều có khả năng thành Phật.
Kinh Pháp Hoa cũng khẳng định: Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tính. Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành.
Kinh Kim cang dùng cụm từ thế tính Kim cương
Kinh Viên Giác dùng thể tính viên giác
Kinh Lăng Nghiêm dùng từ chân tâm
Kinh Lăng Già dùng chân như…
Khi giác ngộ Phật tánh, Lục tổ Huệ Năng nói: Đâu ngờ tự tánh ( Phật tánh) vốn tự thanh tịnh, đâu ngờ tự tánh hay sanh các pháp.
Phật tính 佛性, ja. busshō, sa. buddhatā, buddha-svabhāva) là thể bất sinh bất diệt của mọi loài/ mọi người theo quan điểm Phật giáo Đại thừa.
Theo quan niệm của Đại thừa mọi loài/ mọi người đều có thể đạt được giác ngộ, thành Phật, vượt thoát mọi sự khổ đau trong sinh tử luân hồi.
Phật giáo Nguyên Thủy (trước đây hay gọi là Tiểu thừa) hầu như không nhắc đến khái niệm Phật tính.
Một tông phái quan trọng của Đại thừa là Thiền tông khẳng định tất cả chúng sinh đều có Phật tính, nhưng thường không tự biết và cũng không sống với sự tự hiểu biết này như một bậc thiền sư giác ngộ.
Mục đích lớn nhất của Thiền tông là ngộ được Phật tính (chơn tâm, tự tính). Thiền tông chủ trương: Trực chỉ chân tâm kiến tánh thành Phật.
Duy thức học dùng khái niệm chân như ( chân như tánh) để nói về Phật tính
Sách Hạnh phúc Minh Trần ghi: Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, đều có khả năng thành tựu trí tuệ từ bi viên mãn. Phật tính là của báu lớn nhất và sẵn có của tất cả chúng sinh. Phật tính cũng là niềm hy vọng vô biên của tất cả chúng sinh, là chiếc phao cứu tử sẵn có rất đáng tin cậy và là niềm hy vọng vô biên có tính cách thực tế của con người. Chúng ta hãy biết quý trọng Phật tính và sống theo phẩm chất trí tuệ từ bi hỷ xả của Phật tính.
Thiết nghĩ nhà văn Trần Bảo Định có viết Phật tính dân gian Nam Bộ cũng xuất phát từ quan niệm Phật tính Đại thừa.
Phật tính, cũng đồng nghĩa với Pháp tính (sa. dharmatā, ja. hosshō),
Quốc sư Trúc Lâm bảo vua Trần Thái Tông khi vua nói muốn cầu làm Phật: Tâm tịch nhi tri thị đánh chân Phật (Tâm tịch tĩnh mà soi sáng biết rõ mọi thứ đúng như nó đang là thì gọi là Phật thật.
Phật tính được Điều ngự Giác Hoàng diễn tả:
Trong nhà sẵn báu thôi tìm kiếm
Đối cảnh tâm không hỏi chi thiền
Thiền gia Hoàng đế Trần Thái Tông nói:
Vô vị chân nhân thịt đỏ au
Hồng hồng trắng trắng dối chi nhau
Tuệ Trung thượng sĩ dùng từ Phật tâm chỉ Phật tính trong tác phẩm Phật tâm ca:
Thể tính minh minh suốt xưa nay.
Ông bà ta thường nói con người khác con vật vì có lương tâm (tâm lương thiện), hãy sống với lương tâm của mình.
Nói đơn giản, theo Đại thừa ai tin chắc vào tính Phật, nhận rõ Phật tính, sống thuận theo Phật tính sẽ đạt đến giác ngộ giải thoát, vượt khỏi khổ đau trong sinh tử luân hồi.
Mọi chúng sanh
Sẵn Phật tính
Ở thánh không tăng
Ở phàm không giảm
Không thối chuyển.