Bậc Thầy đích thực

Rất nhiều người thường tự hào về những thành tựu trong sự nghiệp tiền tài, danh vọng, địa vị, nhưng suốt đời họ sống nô lệ cho lòng tham dục, si mê của mình mà họ không biết. Thật đáng thương thay!

Ngày nay Phật pháp được lan tỏa khắp nơi đến mức ai ai cũng muốn quy y Tam Bảo, học Phật, tập thiền nâng cao phẩm chất cuộc sống.

Một vấn đề mà nhiều người mới bước chân vào cửa Phật pháp phải đối diện là làm sao học và thực hành đúng chánh pháp của đức Phật. Muốn học và thực hành đúng theo Chánh pháp thì có người thầy có trí tuệ và đạo lực hướng dẫn. Và làm cách nào để biết ai là bậc thầy đích thực hướng dẫn chỉ dạy cho chúng ta học và thực hành đúng pháp để hướng tới đời sống an vui hướng thiện và tích cực.

Bài kinh “Cha con gặp nhau” cho chúng ta một cách nhận diện một người thầy lí tưởng đích thực như sau:

Một người bình thường như tất cả những người khác, nhưng đã buông bỏ được tất cả những giận hờn, hận thù, lo lắng, phiền muộn, ân oán trong quá khứ; không dính mắc, chấp trước hay mơ mộng hão huyền vào những mong cầu ở tương lai; cũng không vướng mắc, bám víu vào những gì trong giây phút hiện tại. Bởi người đó đã thấu rõ như thật là quá khứ đã qua rồi, tương lai thì chưa đến, hiện tại đang chuyển biến liên tục, đồng thời nhìn thấu danh lợi, địa vị như phù vân, vốn không thật có, không lâu dài nên không vướng mắc vào hư danh hão huyền.

Vai trò của bậc thầy trong Phật giáo

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Tâm của vị ấy không bị dao động, chạy theo sự tôn kính hay bất kính của người đời.

Người như vậy chính là bậc trọn lành, tịch tĩnh, đức hạnh đầy đủ, hoàn toàn ung dung và tự tại ở đời vốn nhiều rắm rối

Vì không ưu sầu về quá khứ, không vướng mắc vào tương lai, lại buông bỏ được mọi sự tham cầu, không còn chấp vào cái ta và cái của ta, nên vị ấy đã nhìn thấu thực tính của các pháp và vượt qua mọi nỗi sợ hãi, lòng tin chân chính được củng cố vững chãi, tâm không còn dao động trước ngoại cảnh.

Như vậy, những nghi nan trong lòng của vị ấy tự nhiên tiêu trừ, xa lìa lòng ganh tỵ, an trụ trong hiện tại nhiệm mầu, tâm luôn an vui tự tại với cuộc sống hiện tại.

Nhất là nếp sống của vị ấy vô cùng đơn giản, thanh thơi và tự tại.

Vị ấy có khả năng làm chủ chính mình, làm chủ cuộc đời mình, không bị lòng tham dục bên trong hay những lạc thú bên ngoài kéo đi. Đi đứng nằm ngồi, nói năng giao tiếp, làm việc học hành, vị ấy luôn tỉnh giác, luôn tự tiết chế, điều độ trong ăn uống ngủ nghỉ, không bị nô lệ cho đam mê, tập khí hay thói quen.

Rất nhiều người thường tự hào về những thành tựu trong sự nghiệp tiền tài, danh vọng, địa vị, nhưng suốt đời họ sống nô lệ cho lòng tham dục, si mê của mình mà họ không biết. Thật đáng thương thay!

Vị ấy quán chiếu sâu và thấy rõ tất cả mọi chúng sinh đều có năng lực trí tuệ, thật tánh bình đẳng, các pháp thật sự bình đẳng, đạt đến cái thấy vô ngã, nên xa lìa được hai trạng thái tự cao và tự ti, không còn mặc cảm hay tự mãn, không còn ý tranh luận hơn thua với người. Vị ấy luôn kiểm soát tâm ý không để buông lung theo cảnh vật bên ngoài, nhìn thấu, hiểu rành các pháp thiện và pháp ác, cũng không kẹt vào thiện ác, suy nghĩ không còn dấu vết và sai lầm.

Trí tuệ phước đức của người ấy luôn tăng trưởng, sống an vui tự tại một cách trọn vẹn nhất, luôn cứu giúp mọi người, là bậc thầy đích thực, xứng đáng để chúng ta nương tựa học theo.

Nói một cách đơn giản dễ hiểu thì ít nhất người phải có đạo hạnh và thông đạt tường tận Phật pháp thì mới có thể làm thầy đúng nghĩa được

Ai chưa có đạo hạnh, chưa thông đạt Phật pháp một cách tường tận thì chưa nên làm thầy, như người chưa biết đường thì không thể làm người dẫn đường (đạo sư) được. Vì nếu làm càn thì chắc chắn sẽ dẫn những người khác đi lạc đường.

Thầy đích thực

Thông đạt pháp

Võ thường, vô ngã

Tỉnh giác, tự tại

Độ quần sinh.