Nhớ lời dạy vì người, vì mình của Đức Phật
2. Bạn giặt quần áo, lộn trái tất cả để phơi. Hỏi bạn tại sao, bạn bảo phơi bề mặt nắng làm quần áo nhanh xuống màu, mặc ra đường người ta trông xấu. Tôi phản đối. Bề trái mặt vào người, khi phơi bụi bám mặc vào mất vệ sinh. Màu có phai thì người khác nhìn xấu đi một chút, nhưng cảm giác thoải mái sạch sẽ của bản thân thì cần được chú trọng hơn nhiều.
Quan sát những việc nho nhỏ từ trong nhà ra ngoài ngõ, tôi nhận ra thường thì có vẻ như chúng ta hay sống cho người. Nhưng ngẫm kỹ, những cách sống đó là ta đang vì mình chứ không phải vì người, bởi cuối cùng thì ta cũng muốn được người công nhận. Vậy nhưng sự công nhận ấy có đáng để ta hy sinh đi tiện nghi của chính bản thân mình?
3. Hôm nay ở quầy tính tiền siêu thị, tôi đang chờ đến phiên thanh toán thì một chị xách chiếc làn có mấy món đồ đến sau cùng với con gái tầm 9-10 tuổi. Chị bảo tôi nhường chị thanh toán trước bởi chị ít đồ hơn. Con gái chị đã lớn và đang vui vẻ đứng chờ mẹ, không phải là đối tượng cần ưu tiên. Tôi nhẹ nhàng từ chối. Chị tỏ vẻ khó chịu, nói bâng quơ: “Trông xinh đẹp lịch sự mà nhỏ mọn thế!”.
4. Theo Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm 2016 của Liên Hiệp quốc, Singapore được xếp hạng là quốc gia hạnh phúc nhất khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và xếp thứ 22 trên thế giới về chỉ số hạnh phúc.
Đọc khảo sát này, tôi nhớ lại một câu chuyện do một nữ phóng viên tờ báo Guardian uy tín của nước Anh kể lại. Bà mang thai lúc đến Singapore và trong một lần lên tàu điện ngầm, bà mệt nhọc đến mức phải ôm đầu ngồi thụp xuống sàn, vậy nhưng không một ai đứng lên nhường chỗ hay quan tâm đến bà. Theo góc nhìn của bà, Singapore là một quốc gia bất hạnh, bởi thước đo giá trị bằng vật chất và nhịp sống tất bật đã làm mất đi lòng trắc ẩn của con người, khiến họ chỉ biết đến mình mà quên đi người khác.
Những chuyện vì ta, không vì người như thế có thể bắt gặp khắp nơi, đủ mọi lứa tuổi và thành phần kinh tế. Đó có phải là hệ quả của nhịp sống gấp gáp, hay là lỗi nhận thức chưa có sự cảnh tỉnh của xã hội?
Sự tách bạch những hành vi ứng xử nào nên vì người và nên vì ta xem ra cũng còn lắm mơ hồ. Tuy nhiên, trong tất cả hoàn cảnh, ta cứ vận dụng 4 lời khuyên giản dị trong kinh Phật để định hướng cho hành vi ứng xử của mình:
1. Lợi mình – hại người: Không làm
2. Lợi người – hại mình: Không làm
3. Hại mình – hại người: Không làm
Nếu muốn đơn giản nữa thì chỉ cần nhớ lời khuyên số 4, với chữ “lợi” không chỉ về vật chất mà còn cả cảm xúc và tinh thần. Biết nghĩ cho nhau, vì người mà cũng vì ta, cuộc sống vốn khó khăn cũng sẽ nhiều phần nhẹ nhõm.
______
(*) Tác giả là giảng viên chuyên ngành Ngôn ngữ Anh và Tư duy biện luận tại Đại học Quốc tế và Viện Đào tạo Quốc tế (Đại học Quốc gia TP.HCM)