Câu hỏi thứ hai: Tại sao Bát Chánh đạo lại bị loại ra khỏi 37 phẩm trợ đạo

Nhiều năm rồi, tôi vẫn là một đệ tử chưa từng gặp Thầy, một Phật tử chưa từng được qui y, chưa từng có một pháp danh để mà phấn khích xá nhau mà chào hỏi. Nhưng với các Pháp Phật được Trưởng lão truyền dạy tôi may mắn nhặt được chìa khoá vàng, ứng dụng thật hiệu quả, vi diệu.

Hình như điều này ít được biết đến, ít được quan tâm. Đã từ lâu, tôi thường đi về Chơn Như để thăm thú nấm mộ Trưởng lão, để thỉnh kinh sách và thọ trai vào ngày Chủ nhật. Nhiều năm rồi, tôi vẫn là một đệ tử chưa từng gặp Thầy, một Phật tử chưa từng được qui y, chưa từng có một pháp danh để mà phấn khích xá nhau mà chào hỏi. Nhưng với các Pháp Phật được Trưởng lão truyền dạy tôi may mắn nhặt được chìa khoá vàng, ứng dụng thật hiệu quả, vi diệu.

Đó là pháp “ăn chay ngày một bữa” mà Đức Pháp chủ cũng nhiều lần tán thán. Từ cách lần tìm về Pháp Phật sau câu hỏi như một công án của học viên đã đẩy tôi về hướng thiện pháp lúc nào không hay. “Học thiền để chữa bệnh hay để giác ngộ chú?”. Từ thiền chữa bệnh? Tôi đi đến giác ngộ? Hai cụm từ cứ quẩn quanh trong trí tưởng để nhìn, để chiêm ngẫm, phân tích…Điều ấy là gì nếu không là định vô lậu!

Một lần tình cờ nói chyện với một đồng đạo về các pháp tu, nhắc đến 37 phẩm trợ đạo, tôi nhắc đến Bát chánh đạo, người ấy bảo “Không có, Bát chánh đạo không có trong 37 phẩm trợ đạo”. Tôi định tranh cãi, nhưng rồi tự mình nhắc nhở về “năm cách sống” trong đó nên sống với tâm không lý luận. Tôi mất nhiều ngày tra cứu thật thận trọng thì ra đúng như vậy. Đúng là Trưởng lão đã rút Bát chánh đạo khỏi 37 phẩm và thay vào đó “Tứ Vô lượng tâm” và “Tứ bất hoại tịnh”.

Tôi hiểu theo cách của mình nhưng chắc chắn không ai hiểu như tôi, thậm chí họ chỉ biết 37 phẩm theo sự sắp xếp của Trưởng lão mà không cần phải tìm hiểu thêm gì nữa. Đó cũng là một cung cách, một văn hoá sống của người Việt, ảnh hưởng nặng nề giáo dục phong kiến, của văn hoá Khổng, Mạnh, của lớp học đồng ấu. Và do vậy tham thì đầy tham, sân thì đầy sân, si thì đầy si và mạn, và nghi thì diệt hoàn toàn vì là mầm mống phản nghịch, của sự bất tuân, sự đảo lộn quân thần, phụ tử.

1. Tứ niệm xứ (四念處)

2. Tứ chính cần (四正勤):

3. Tứ thần túc (四神足), cũng gọi là Tứ như ý túc (四如意足):

4. Ngũ căn (五根):

5. Ngũ lực (五力):

6. Thất giác chi (七覺支):

7. Bát chính đạo (八聖道).

Tôi copy lại của wikipedia để đối chứng, Bát chánh đạo nằm dưới cùng bị rút ra để thay vào “tứ vô lượng” “tứ bất hoại tịnh”, đưa hai cái tứ lên cùng hàng Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần.

Câu hỏi thứ nhất: Có chăng sự khác nhau giữa Đức Phật và Trưởng lão

03

Taị sao Bát chánh đạo lại được chú trọng đặc biệt, mở ra 8 lớp học để đào tạo liên tục trong khi phẩm trợ đạo đến 37, đó cũng là một khác nhau giữa Trưởng Lão và Đức Phật. Tôi đã viết ở Bài Một – xin gọi tắt (Câu hỏi thứ nhất)…Có lẽ mọi người sẽ cho rằng tại sao lại quan trọng hoá xuất thân khi mà cuối cùng đều là bậc A-la-hán. Mọi hành động thân-khẩu-ý của một A-la-hán đều đạt chuẩn mực vô lậu, thanh tịnh nhưng hoàn toàn sai nếu hiểu sâu nhân quả. Không có ngoại lệ  cho một A-la-hán. Không ai thoát ra ngoài nhân quả, A-la-hán chỉ làm chủ, chỉ chuyển nghiệp, chỉ làm biến dịch, thay đổi từ trường, thay đổi hoàn cảnh xung quanh…nhưng không thể thoát ra ngoài sự vận hành sinh-diệt của tự nhiên…”.

Trưởng lão định hướng chương trình giáo dục đào tạo 8 lớp để chuẩn bị chọn đưa vào “Bậc” Tứ Niệm Xứ, những người bắt đầu hành trì thiền định tứ thánh. Có nghĩa rằng đó cũng chính là những người đã đạt sơ thiền, vào Tứ niệm xứ, thực hành định Tứ thánh định hiện tại an lạc trú.

Rút Bát chánh đạo ra cho lớp tu tập bậc cao, để đưa vào chương trình đào tạo A-la-hán đó là một cải cách giáo dục rất táo bạo của Trưởng lão. Nhưng có lẽ như tôi đã viết ở bài một “..Nhất tâm, Bốn niệm xứ, Bốn tinh cần là mấu chốt, là chìa khoá để mở cửa lối vào đạo. Vì vậy mà Đức Phật nhấn mạnh: Sự luyện tập, sự tu tập, sự tái tu tập của những pháp ấy là tu tập định ở đây vậy. Con đường chứng đắc, con đường giải thoát sang bờ bên kia chính là tu tập định. Đó là cái chìa khoá vàng cần mang theo đến hết đời không gì khác. Mọi thứ công cụ tiếp theo đó là 37 phẩm trợ đạo, đó là kinh bát thành…”.

Thực sự, nếu định hướng đúng từ đầu phải là tu tập định, phải là “xác định các pháp tu tập” ở đây vậy. Con đường chứng đắc của Đức Phật mà Trưởng lão đã lần theo cũng thế đó là Định tứ thánh với 4 bậc: Sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền. Đáng tiếc biết bao khi tìm thấy chìa khoá vàng, thầy lại đánh rơi mất. Với ý tưởng cải cách, Trưởng lão thay đổi đến khó thể hình dung hoạch định cụ thể thế nào. Rút Bát chánh đạo, thay vào tứ vô lượng tâm (TVLT) là 4 pháp trong kinh Bát Thành có nghĩa rằng từ pháp tu tập, TVLT trở thành phẩm trợ đạo. Còn Bát chánh đạo từ phẩm trợ đạo lại trở thành Pháp tu tập. Nếu nghiệm xét thật kỹ 37 phẩm trợ đạo đó là hệ thống tư duy có ý nghĩa phương pháp suy nghiệm, nghiên cứu học thuật cho nghiên cứu sinh, từ đấy soi xét, đối chiếu, phân tích…Lấy Bát chánh đạo đế soi vào hình tướng, nhân tướng, đặc tướng để dễ dàng hành trì đúng hướng, thuận lợi với kinh Bát Thành: Tứ thánh định, Tứ vô lượng tâm. Ví như Tứ thần túc và Thất giác chi được miêu tả như pháp thuật, như quyền năng “…tứ thiền dù không phải dụng công, hướng tâm sử dụng quyền năng để điều khiển, để nhiếp phục như chiếm hữu mà là sự hợp nhất tế vi, sự nhu nhuyến dễ sử dụng sự trùng khít của hai hình vuông có cạnh bằng nhau, hai hình tròn cùng bán kính. Nên nhớ nó không phải kỹ thuật cũng như sự huyễn hoặc tứ thần túc, thất giác chi như pháp thuật, không được truyền dạy như các phù thuỷ trong phim Harry Poster…”

Thực sự, nếu định hướng đúng từ đầu, xin lặp lại lần nữa thì bám chắc vào Đức Phật đó là tu tập định không thể làm khác đi như Trưởng lão đã làm. Tôn kính duy nhất Đức Thích Ca Mâu Ni, nhưng đã ném bỏ chìa khoá để thực hành cải cách có lẽ đó là dấu hiệu nghiên cứu bao quát, rộng khắp nhưng lại lệch la bàn, thiếu chiều sâu nên quên ngay những điều xác định trước đó.

1. Nhất tâm là định.

2. Bốn niệm xứ là định tưởng.

3. Bốn tinh cần là định tư cụ.

4. Sự luyện tập, sự tu tập, sự tái tu tập của những pháp ấy là tu tập định ở đây vậy.

5. Thở vô và thở ra là thân hành.

6. Tầm tứ là khẩu hành.

7. Tưởng thọ là tâm hành.

(Tăng Nhất A Hàm tập 3).

Bí kiếp là đây chứ không phải thánh đạo tám ngành (bát chánh đạo). Nhiều năm là giáo sư (trước 75 dạy cấp Trung học là giáo sư) trường Bồ Đề, Thầy tiếp nhận cả tri thức Phật học và đầy kinh nghiệm trong đối chiếu, so sánh phân tích nhưng thật khó hiểu tại sao không nhận ra điều này. Nếu quay trở lại khởi điểm để qui tụ, đào tạo (với điều kiện xác định rõ lại Nhất tâm, thì toàn bộ chương trình giáo dục đào tạo của Chơn Như thay đổi hoàn toàn) thì dứt khoát kết quả sẽ khác không chỉ thắng lợi cả về chiến lược mà còn cả chiến thuật. Hiện tại thì khác, Chơn Như đã gióng lên được hồi chuông cảnh báo thực trạng mê tín, dị đoan, chùa to, Phật lớn, thức tỉnh rất đông tín đồ mê muội. Nhưng thực sự nếu xét tổng quan, về ý tưởng ban đầu của một A-la-hán thì không khỏi nhói lòng trước ước nguyện giương cao ngọn cờ chánh Pháp, với nguyện ước đào tạo một đội ngũ A-la-hán đông đảo. Một đội ngũ A-la-hán Việt Nam trỗi dậy sau mấy ngàn năm tà đạo, ác pháp nhấn chìm. Đáng tiếc ý tưởng “làm cuộc cách mạng” chỉ gây ra tiếng vang công kích, đả phá sự u mê, sự lợi dụng lòng tin của đàn na dù hằn hộc mạnh mẽ tới đâu cũng không làm cho thay đổi pháp giới, không làm biến chuyển cái trật tự tôn giáo đã có mà chỉ có thể tạo nên sự xung đột tôn giáo, sự kỳ thị hệ phái. Mặc khác, đã vô hình chung làm biến dịch, thay đổi từ trường thiện lành, khả dĩ chuyển dịch thay đổi hành trình gieo duyên nhân quả cho hội nhóm, cho tổ chức, cá nhân mà thôi. Nghĩ tưởng đến một sự thay đổi cả thế giới khi dựng lại chánh Pháp đó là sai lầm mà cả Đức Phật cũng không mơ như thế.

Nhận định của Thầy: “…1. Nhất tâm là gì? Nhất tâm là “tâm ly dục ly ác pháp”, chứ không phải nhất tâm là tâm “không vọng tưởng, tâm không niệm thiện niệm ác”. Tâm ly dục ly ác pháp là tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ, cho nên đức Phật gọi là “Bất Ðộng Tâm Ðịnh”.

Do vậy nên câu này đức Phật dạy: “Nhất tâm là định”. Ở đây các bạn phải khéo hiểu, nếu hiểu không đúng nghĩa thì sẽ chẳng bao giờ giải thoát. Nhưng hiểu như thế nào mới đúng, chuẩn xác. Nếu hiểu nhất tâm là tâm ly dục ly ác Pháp tức tâm thanh tịnh thì “Tứ niệm xứ”, “Tứ chánh cần” thừa ra. Nên hiểu đó là một một giai đoạn, một pháp tu tập hợp nhất lại thân tâm chứ không phải một định danh kết quả. Không chuẩn bị tốt, đủ để thay đổi sự bất xứng thân tâm điều mà Trưởng lão là trường hợp đặc biệt, hiếm hoi trên bước đường tu tập. Có lẽ bạn đọc cần theo dõi thêm 9 bài “Thiền”

“Lại nữa, này các tỳ kheo, tỳ kheo ly dục, ly ác pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm và tứ. Tỳ kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn tràn đầy thân mình với hỷ lạc do ly dục sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do ly dục sanh ấy thấm nhuần…”. Chỉ chú trọng định tâm, hướng tâm, lây nhiếp tâm làm khẩu lệnh như mọi thứ sẽ thay đổi khi làm chủ tâm, điều khiển tâm…đó là một sai lầm nếu nghiệm kỹ đoạn kinh văn thân hành niệm được trích dẫn trên. Đó là cả hai trạng thái của thân, trạng thái của tâm. Chỉ biết điều tâm, nhấn mạnh điều tâm giống như TSH cũng chỉ cầu vào “phước chủ may thầy”,  nhưng may mắn TSH lại tận dụng được thiền tưởng dù ngộ nhận thiền đơn giản là điều phục tâm, sa đà vào trò chơi tâm linh nhưng nhờ ngộ nhận, cách áp dụng lại đem đến kết quả thật nhiều chữa trị, thay đổi thân bệnh. Cái sai lầm lớn nhất của thầy là luôn công kích, phê phán thiền tưởng như là tên ác đạo, như là ma vương mà tôi đã viết trong bài một “…Ngồi thiền như con cóc cụm từ mà Trưởng lão dùng cũng biểu đạt không sai cho một thực trạng trong các thiền đường hiện nay. Nhưng nếu lấy gia đình tôi làm ví dụ thì cụm từ ấy không giúp cho việc tiếp duyên chánh Pháp mà ngược lại, nó là  sự công kích, triệt tiêu con đường ấy…”.

Thiền là một động thái điều thân và điều tâm. Tư thế đã là một phương pháp điều thân. Còn điều tâm thế nào, tưởng hay thức đó là một quá trình mà Đức Phật đã thay đổi để có được Tứ thánh định mà truyền dạy cho chúng sinh. Công dụng điều thân là sự dịch chuyển, cân bằng tứ đại liên tục đến từng sát mà giai đoạn cuối, Tứ thiền là sự hoàn mỹ, nhất như, trùng khít của hai hình vuông có cạnh bằng nhau, hai hình tròn có cùng bán kính.

Điều tôi muốn nhấn mạnh trong bài này đó là nếu tập trung đào sâu suy nghĩ, định hướng đúng, chỉ cần đem hết tri kiến giải thoát mổ xẻ phân tích và đặc biệt chỉ nói đến cái mạnh, cái diệu dụng của pháp hành, cái cứu cánh giải thoát để dìu dắt học trò, không cần nói đến, không công kích đến cái sai của ngoại đạo làm gì…

Kỳ Nam