Tiếp tục phản hồi phát ngôn của TS Đoàn Hương: Không thể đánh đồng “cá mè một lứa”
– Ở phát ngôn của bà Tiến sĩ, chúng ta thấy ngay một cái lỗi rất lớn trong kiến thức lẫn lập luận của cả hai, nhà đài và người được phỏng vấn trả lời.
Với những người làm hoặc yêu thích nghiên cứu khoa học luôn phải nắm vững yếu quyết “rất cẩn thận với nhận định của bản thân”. Nghĩa là dù có dẫn chứng hàng trăm nguồn tư liệu chính xác nhưng chỉ cần đưa ra một nhận định ngu ngơ thì toàn bộ nghiên cứu của ấy chỉ là giấy gói xôi hoặc bánh mì! Là một Tiến sĩ nhưng lại không có về chuyên môn Phật giáo, tuy nhiên bà Hương lại đăng đàn trả lời những điều mà bản thân mình chưa có hoặc không biết gì (gồm kiến thức hay và trải nghiệm) thì việc nói sai khó tránh, bị phản ứng mạnh mẽ là điều dễ hiểu.
Nhà đài mời một người không có chuyên môn Phật giáo, hoặc chưa từng làm công tác quản lý tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng để nhận định về văn hóa đạo Phật, đời sống tu hành… chỉ để gây sốc, câu view là một sự nguy hiểm. Theo đó, vừa cung cấp góc nhìn thiếu chuẩn xác, mất uy tín của nhà đài, đồng thời gây hại cho người chuyên gia trả lời. Vụ bà Đoàn Hương cho thấy, bà Hương đã bị cộng đồng, khán giả lên án, bày tỏ bức xúc.
Thứ nữa, có những giá trị không phải tự nhiên mà nó đã tồn tại hàng ngàn năm, như đạo Phật là một minh chứng. Cho nên nếu làm người nghiên cứu khoa học tử tế thì ít nhất nên nói những gì mà mình thực sự hiểu. Đó mới là thứ quyền năng phát ngôn, còn ngược lại cứ thoải mái nói mà việc tiếp nhận thông tin không có, lại dắt mũi đám đông ngô nghê bằng mác Tiến sĩ thì những dạng tư duy như vậy, chúng tôi rất không đồng tình!
Việc thứ hai, về thực trạng của Phật giáo ta hiện nay, theo thống kê mới nhất thì cả nước ta có gần 18 nghìn ngôi chùa với hơn 50 nghìn Tăng Ni và khoảng 60% dân số vừa là tín đồ Phật tử thuần thành vừa là có cảm tình sâu sắc với Phật giáo. Như thế để thấy, riêng về số lượng Tăng Ni đã là rất lớn. Đành rằng trong số đó sẽ không tránh khỏi có những mặt hạn chế, tiêu cực gây ra phản cảm, bức xúc của một bộ phận người dân nhưng không thể đánh đồng kiểu “cá mè một lứa” như vậy.
Hiện nay, mỗi ngày hàng vạn Tăng Ni cả nước vẫn ngày đêm miệt mài thực hiện sứ mệnh cao cả và thiêng liêng là đưa Đạo vào Đời – để làm lan toả những giá trị nhân văn tốt đẹp nhất của Phật giáo và Dân tộc cho mọi người được thấm nhuần. Mặc dù đạo Phật được dân tộc ta tiếp nhận từ Ấn Độ nhưng nó đã trở thành một Báu Vật, một Di Sản Văn Hoá vô giá của Tổ tiên ta. Bảo vệ báu vật này lẽ ra không phải riêng bổn phận của cá nhân ai mà là trách nhiệm của cả dân tộc, nên mong những người được gọi có trí thức cũng cần hiểu điều này mà thực hiện.