Dấu hiệu của người có năng lượng tu hành sâu dày

Tôi thấy có nhiều người tụng kinh, trì chú bằng tiếng Phạn rất hay, rất nhiệt thành, điều này không ai dám phủ nhận là không tốt, nhưng đó mới chỉ là bước đầu vào đạo mà thôi. Có câu: “Tụng kinh không bằng hiểu lời kinh, hiểu kinh không bằng thực hành lời kinh”.

 

Kinh điển dạy chúng ta phương pháp tu hành, biết phương pháp, hiểu phương pháp, tiến đến một bước nữa là chân thật thực hành phương pháp đó, như vậy mới đạt được lợi ích của việc tu hành; nếu trong cuộc sống, công việc mà vẫn như trước kia, hở một tý là oán trời trách người, tức giận bực bội, cho dù có ăn chay, niệm Phật, tọa thiền, sám hối cũng chỉ là công phu biểu hiện bên ngoài, chẳng có chút ích lợi gì đối với việc cách tân thói quen xấu, hành vi không đúng và ý nghĩ sai lệch của mình.

Tu hành cần có giới đức

13ad4b07112ade74873b

Chúng ta phải chuyển biến hành vi và ý nghĩ, trị lành các chứng bệnh tham lam, sân hận, si mê, kiêu mạn, nghi ngờ…, đối với người nên có tâm từ bi, bao dung, tha thứ những lỗi lầm của họ; đồng thời phát huy thông minh tài trí của mình, phụng hiến thành quả có được cho xã hội, nơi nào lúc nào cũng vận dụng lý tính và trí tuệ, giải quyết mọi phiền não phát sinh.

Cho nên, một người có năng lượng tu hành sâu dày, không chỉ có lợi ích cho bản thân, mà hành vi cử chỉ của người ấy cũng có lợi cho người khác.

Trích sách “Nhận Diện Khổ Đau”, HT. Thích Thánh Nghiêm khai thị, Mạt nhân Đạo Quang dịch.

HT. Thích Thánh Nghiêm