Chuông chùa Rối có niên đại trên 600 năm, vừa được công nhận là báu vật quốc gia năm 2023

Chuông chùa Rối có niên đại trên 600 năm, vừa được công nhận là báu vật quốc gia năm 2023 đang được bảo quản tại Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh

Cận cảnh chuông cổ hơn 600 năm, báu vật ghi dấu biến cố cuối thời Trần- Ảnh 1.

Ông Trần Phi Công, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh, cho biết chuông chùa Rối được một số người dân phát hiện năm 1989, trên khu đất trước đây là ngôi chùa Rối (hiện đã thành phế tích) tại xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.

Cận cảnh chuông cổ hơn 600 năm, báu vật ghi dấu biến cố cuối thời Trần- Ảnh 2.

Đến năm 2019, sau nhiều thập kỷ lưu lạc, chiếc chuông cổ này đã được bàn giao cho Bảo tàng Hà Tĩnh phục chế và trưng bày. Đến đầu năm 2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký quyết định công nhận chuông chùa Rối của Hà Tĩnh là bảo vật quốc gia.

Cận cảnh chuông cổ hơn 600 năm, báu vật ghi dấu biến cố cuối thời Trần- Ảnh 3.

Cũng theo ông Trần Phi Công, nếu xét cùng niên đại thì chuông chùa Rối hiện là chiếc chuông độc nhất ở nước ta.

Cận cảnh chuông cổ hơn 600 năm, báu vật ghi dấu biến cố cuối thời Trần- Ảnh 4.

Đây là chiếc chuông cổ, gợi nhớ đến những biến động lịch sử cuối triều Trần bằng bài thơ chữ hán của Hiệp Thạch Phạm Sư Mạnh (1300-1384). Bốn câu thơ được khắc trên chuông phản ánh biến động lịch sử cuối triều Trần, cụ thể là cuộc cầm quân chinh phạt Chiêm Thành của vua Trần Duệ Tông vào tháng 12-1376. “Nhìn theo núi Hoành Sơn, phía Nam là một vùng biển lớn/ Sóng kình dữ dội tung bọt trắng/ Trùng trùng vạn dặm đường Nam chinh/ Xa giá đến châu Bố Chánh giúp chính sự được yên”.

Cận cảnh chuông cổ hơn 600 năm, báu vật ghi dấu biến cố cuối thời Trần- Ảnh 5.

“Theo sử sách thì trong lần tháp tùng vua đánh nhà Chiêm, khi đi qua vùng đất Hoan Châu (Nghệ An và Hà Tĩnh ngày nay), trước cảnh tượng hùng vĩ, bao la mà hoang vắng của non nước, Phạm Sư Mạnh đã sáng tác các câu thơ này và khắc vào chuông”, ông Trần Phi Công cho biết.

Cận cảnh chuông cổ hơn 600 năm, báu vật ghi dấu biến cố cuối thời Trần- Ảnh 6.

Ông Công thông tin thêm, chuông bao gồm phần quai và thân, nặng hơn 200kg. Kích thước chuông cao 115cm (tính từ miệng chuông đến quai chuông), đường kính miệng 65cm.

Cận cảnh chuông cổ hơn 600 năm, báu vật ghi dấu biến cố cuối thời Trần- Ảnh 7.

Phần quai chuông có hình dáng một con rồng uy lực, dũng mãnh, trong tư thế khom lưng. Đường nét thân rồng khum thành một vòng cung đều đặn, chắc khỏe.

Cận cảnh chuông cổ hơn 600 năm, báu vật ghi dấu biến cố cuối thời Trần- Ảnh 8.

Mỗi chân rồng có 4 móng. Toàn thân tạo vảy, giữa mỗi vảy có chấm tròn, bố trí xen kẽ theo kiểu vảy cá chép.

Cận cảnh chuông cổ hơn 600 năm, báu vật ghi dấu biến cố cuối thời Trần- Ảnh 9.

Lưng rồng có bờm thấp, cao khác nhau trông mềm mại uốn lượn.

Cận cảnh chuông cổ hơn 600 năm, báu vật ghi dấu biến cố cuối thời Trần- Ảnh 10.

Phần thân chuông hình tròn liền khối bằng đồng, miệng to và thon dần về phía đỉnh.

Cận cảnh chuông cổ hơn 600 năm, báu vật ghi dấu biến cố cuối thời Trần- Ảnh 11.

Thân chuông được trang trí, chia thành hai phần giới hạn bởi 5 đường gờ nổi, đường gờ nổi chính giữa to, cao nhất.

Cận cảnh chuông cổ hơn 600 năm, báu vật ghi dấu biến cố cuối thời Trần- Ảnh 12.

Điều khác biệt của chuông chùa Rối là trên đỉnh có ba đường gân chạy bao quanh với khoảng cách đều nhau tạo thành những đường tròn đồng tâm.

Cận cảnh chuông cổ hơn 600 năm, báu vật ghi dấu biến cố cuối thời Trần- Ảnh 13.

Ngoài ra, chuông có sáu nhúm thỉnh chuông, hình dáng giống nhau, kích thước bằng nhau: 10cm, hình tròn hoa sen với 13 cánh sen lớn, lật úp, đều nhau, 13 cánh sen nhỏ cũng lật úp đều nhau, cánh to, cánh nhỏ bố trí xen kẽ nhau.

Cận cảnh chuông cổ hơn 600 năm, báu vật ghi dấu biến cố cuối thời Trần- Ảnh 14.

Đối với phần miệng chuông lại được trang trí 86 cánh hoa sen lập úp, viền cánh sen có hai đường gờ nổi, trong số đó có 43 cánh to, 43 cánh nhỏ nằm xen kẻ nhau bao quanh vành miệng chuông.

Cận cảnh chuông cổ hơn 600 năm, báu vật ghi dấu biến cố cuối thời Trần- Ảnh 15.

Trải qua bao biến thiên lịch sử, nhiều vị trí trên thân chuông do tác động bên ngoài đã biến đổi màu sắc

Cận cảnh chuông cổ hơn 600 năm, báu vật ghi dấu biến cố cuối thời Trần- Ảnh 16.

Hư hỏng theo thời gian

Cận cảnh chuông cổ hơn 600 năm, báu vật ghi dấu biến cố cuối thời Trần- Ảnh 17.

Có thể nói, ngoài việc in đậm những biến động lịch sử, chuông chùa Rối còn phản ánh các yếu tố văn hóa của Hà Tĩnh, Việt Nam và người Á Đông, nổi bật là Phật giáo. “Vào thời nhà Trần, Phật giáo cực thịnh, phát triển đến đỉnh cao và trở thành quốc giáo. Nhiều vua Trần theo đạo Phật, nổi bật là Phật hoàng Trần Nhân Tông (1258-1308) đã sáng lập nên thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và đi tu. Giai đoạn các vua Trần trị vì chùa tháp được xây dựng ở nhiều nơi, đi kèm là việc cho đúc những quả chuông quý”, ông Trần Phi Công chia sẻ thêm.

Cận cảnh chuông cổ hơn 600 năm, báu vật ghi dấu biến cố cuối thời Trần- Ảnh 18.

Phó giám đốc Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh cũng cho hay theo Đại Việt sử ký toàn thư, vua Trần Duệ Tông sinh năm 1337, là con thứ 11 của Trần Minh Tông và Đôn Từ Hoàng thái phi, em của vua Trần Nghệ Tông. Trần Nghệ Tông truyền ngôi cho Trần Duệ Tông vào tháng 11-1372. Ông được đánh giá là vua coi trọng hiền tài, không đề cao yếu tố tôn thất. Các trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa do ông tuyển xuất thân bình dân, không trong hàng ngũ hoàng tộc.

Vĩnh Gia– nguồn Báo Người Lao Động