Thế giới Tây Phương Cực Lạc

Từ khi Phật A Di Đà thành tựu Tịnh thổ thì cả thế gian đều hướng về Tây phương, nơi ấy được gọi là Thế giới cực lạc, còn được gọi là Thế giới Cực lạc Tây phương, Tịnh thổ Tây phương, hoặc gọi là An dưỡng Tịnh thổ, An lạc quốc.

 

Phật A Di Đà giáo hóa chúng sinh tại đó, tại chính nơi thế giới cực lạc, Phật A Di Đà tuyên thuyết Phật pháp.

Tại sao gọi nơi ấy là cực lạc? Kinh A Di Đà Phật viết:

“Chúng sinh trong nước ấy không phải chịu khổ lự nào mà được thọ hưởng toàn sự  sung sướng khoái lạc, nên gọi là cực lạc”.

Cũng là thuyết cho rằng chúng sinh trong thế giới cực lạc, được giải thoát triệt để, không còn phải chịu 4 thứ khổ: Sinh – lão – bệnh – tử; từ ái biệt ly khổ đến các loại khổ khác trên đời.

Thế giới cực lạc y báo trang nghiêm, cả miền quốc thổ được kết thành toàn bằng loại vật liệu lưu ly, đường sá toàn bằng vàng ròng, tỏa ánh sáng rực rỡ, xán lạn huy hoàng. Hoa trời thơm ngát, như mưa bay bất tuyệt khắp miền đất quốc thổ, cảnh quang thì tường mỹ. Cây cối mọc thành hàng, bố trí rất chỉnh tề. Các cây cối ấy được trang sức bằng các vật báu như vàng, bạc, lưu ly, xà cừ, hồng châu, mã não. Trên các cành cây còn lủng lẳng các loại trân châu, tỏa ánh lung linh nhiều sắc màu rất đẹp mắt, như tất cả cái đẹp cái tốt của vô lượng thế giới. Còn nữa, gió mát dìu dịu, cây cối rạt rào, phát ra âm thanh tự nhiên thành những điệu nhạc êm tai, hương thơm nhè nhẹ phảng phất, như hương từ gỗ chiên đàn, chim chóc hót lên hòa điệu càng thêm vui tai như lời chúc tụng, tâm ta trở nên thanh tịnh, xa xa một hồ nước trong veo với các hàng lan can vây quanh, mặt nước lăn tăn sóng nhẹ với vài gian thủy tạ; đất vàng, cây báu kết hợp với hồ nước trong xanh tạo thành một không gian vô cùng tráng lệ.

Thế giới Tây phương cực lạc là quốc thổ lý tưởng được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni phát hiện.

Thế giới Tây phương cực lạc là quốc thổ lý tưởng được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni phát hiện.

Hồ ao châu báu rải đều ở thế giới cực lạc, trong hồ ao ấy chứa toàn loại nước bát công đức, nên cũng có thể nói trong các ao hồ ấy chứa đựng rất nhiều thứ đặc biệt, thật là những nơi thù thắng là vì:

– Thứ nhất: Nước trong vắt như lưu ly chẳng có loại nước nào ở thế gian so sánh được.

– Thứ nhì: Nước ôn thư dật chẳng nóng chẳng lạnh chẳng giống với các loại nước ở thế gian, đun chẳng sôi, lạnh chẳng đóng băng.

– Thứ ba: Nước có vị ngọt thanh, chẳng loại nước nào ở thế gian có được hương vị ấy.

– Thứ tư: Chất nước nhu nhuyễn như khói mây chẳng giống loại nước ở thế gian vừa ẩm ướt vừa mặn.

– Thứ năm: Nước tỏa sáng ao hổ, chẳng vô quang như các loại nước ở thế gian.

– Thứ sáu: Tính chất cực kỳ ôn hòa, lặng lẽ không gợn chút sóng nào  chẳng như các loại nước trên thế gian, sóng vỗ ầm ào.

– Thứ bảy: Nước có thể trừ đói giải khát chẳng như các loại nước ở thế gian, uống nhiều trướng bụng.

 

– Thứ tám: Uống các căn vào thì được lợi dưỡng, tâm được thêm nhiều thiện căn.

 

Theo tuyên thuyết thì nước trong hồ tùy ý sâu cạn, tùy ý nóng ấm, biến đổi khôn lường, thiên biến vạn hóa. Nước hồ hoãn hoãn lưu động, phát ra nhiều loại âm thanh tương thích với âm thanh nghe thuận tai, tùy ý diễn tấu, tùy ý ngưng tấu. Thỉnh thoảng, từ trong hồ tỏa lên hương thơm êm dịu như hương hoa lan. Đáy hồ không chút bùn bẩn mà toàn loại cát vàng lát đáy. Dẫm đến êm chân như dẫm trên nhung lụa. Sen mọc đầy ao hồ, hoa sen đều to như cái bánh xe. Hoa sen màu xanh phát ra ánh sáng xanh, hoa sen màu vàng phát ra ánh sáng vàng, hoa sen màu đỏ phát ra ánh sáng đỏ, hoa sen màu trắng phát ra ánh sáng trắng. Nhiều loại hoa sen phát ra ánh sáng nhiều màu sắc, cầu vồng chiếu diệu cả hư không như bầu trời sau cơn mưa, thật là mỹ lệ, như thể hoa sen các màu tán phát lên cao, khiến cho thế giới Phật quốc, sáng sủa linh diệu vô cùng.

Bầu hư không của thế giới cực lạc chẳng có mưa đá, chẳng có sương tuyết, suốt 6 thời ngày đêm đều lắc rắc hoa mạn đà la năm sắc, hương thơm thoang thoảng, rơi xuống đất tạo thành bức thảm hoa rất đẹp. Trên trời thì từng đàn chim, nào chim bạch hạc, khổng tước, anh vũ, chim xá lợi, chim ca lăng tần ca bay lượn hót lên vui tai, diễn tụng  nghĩa lý của 37 đạo phẩm tu hành chánh pháp của đạo Phật. Các loài chim ấy cũng không phải là chúng sinh của thế giới ta bà, là do tội báo mà xuất sinh, nhân vì thế giới cực lạc không có nghiệp nhân sở cảm của tam ác thú, thậm chí đến danh xưng địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh (tam ác thú) cũng không có. Đương nhiên, không có thực thể của tam ác đạo. Các loài chim ấy đều do vị giáo chủ của thế giới cực lạc là Phật A Di Đà  muốn dùng để tuyên giảng pháp âm, nên mới dùng sức mạnh bất khả tư nghị biến hóa ra, cũng từ trong tâm từ bi mà có được vậy.

Ngoài tiếng chim hót diễn xướng Phật pháp ra, còn có tiếng gió cùng góp vào hội xướng tán tụng công đức của Phật, diễn xướng Phật pháp. Gió thổi hiu hiu trên tàng lá của các hàng cây làm rung những quả chuông nhỏ treo lơ lửng phát ra những âm thanh vui tai vi diệu, như từ trên trời vọng xuống. Nghe được âm thanh này thì tự nhiên tâm ta sinh niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, cảm niệm công đức của Tam bảo vậy.

Tứ sự là chuyện ăn, mặc, ở, đi lại nơi thế giới cực lạc thì tự tại. Căn cứ vào kinh “Vô lượng thọ kinh” thấy viết:

“Những ai được vãng sinh đến quốc thổ của Phật thì được cụ túc sắc thân thanh tịnh thần thông công đức, được ở nơi cung điện, ăn uống toàn thức ăn “diệu hoa hương”, trang nghiêm là những vật thực từ “đệ lục thiên” tự động cung cấp. Khi muốn ăn muốn uống thì chén bát thất bảo tự nhiên hiện ra trước mặt, toàn là các loại bát đĩa bằng vàng, bạc, lưu ly, xa cừ, mã não, san hô, hổ phách tùy ý mà hiện đến. Đồ ăn thức uống hàng trăm thứ tự nhiên cung cấp đầy đủ. không thiếu thứ nào”.

Đức Thích Ca Mâu Ni đã liễu giải sự thù thắng của thế giới cực lạc cho người đời, qua việc tôn giả A Nan đi khất thực xin ăn để so sánh với đời sống đế vương. A Nan nói:

“Ví như một người đang sống bên cạnh đế vương, bao nhiêu chuyện bậy bạ tàn ác, không chừa chuyện gì, bách thiên vạn ức không thể tính hết. Cho nên tự nhiên khi người ấy lâm cảnh nghèo khổ, nghèo đến cùng cực, quần áo rách rưới như đeo tấm giẻ rách trên người, cơm không đủ no bụng, khốn khổ cơ hàn, chẳng còn chút gì là con người nữa. Do ở các kiếp trước không vun trồng gốc đức, tích của cải mà không chịu bố thí, ngày càng giàu lên, ham muốn giàu mãi tham lam vô độ, chẳng tin vào tu thiện, tội ác chất chồng cao nhu núi. Người như vậy sau khi qua đời, của tiền tiêu tán. Khổ một đời lo toan việc kiếm tiền, suy nghĩ ưu phiền, quả thật vô ích, chẳng có chút thiện để nhờ vả, chẳng có chút đức để gỡ gạc nên chết vào nơi ác thú, chịu bao khổ đau trường cửu. Khi tội đền hết thì được ra khỏi ngục tù, đầu thai nơi nhà hạ tiện, ngu muội cực khổ trong cõi ta bà… Thế cho nên, bậc đế vương trên thế gian, độc tôn đứng trên mọi người đều do đã tích chứa nhiều công đức ở kiếp trước mà nên.  Sống từ huệ, thường khi bố thí rộng rãi, nhân ái khiêm nhường, tin tưởng vào chuyện tu thiện, không chút né tránh thì sau khi thọ chung, sẽ được phước ứng, được đi vào con đường thiện, trên thì sinh làm người trời, hưởng bao phước lộc. Người làm việc thiện không biết mỏi, sau khi chết được sinh vào nhà quyền quý, được hưởng giàu sang. Những người như vậy đều có nghi dung đoan chính được người đời kính trọng, mặc đẹp ăn ngon, tùy tâm phúc ngự, được hưởng mọi điều tốt đẹp nhất ở trên đời”.

 

Sau khi tôn giả A Nan dứt lời, Phật Thích Ca Mâu Ni giảng:

 

“A Nan nói đúng lắm. Người có tượng đế vương như vậy, đương nhiên ở nhân gian thì được tôn quý, nhưng nếu đem so dung mạo xinh đẹp ấy với Chuyển Luân thánh vương thì anh ta chẳng ra làm sao cả, ví như tên ăn mày đứng trước mặt bậc vua chúa sang quý. Cố nhiên, Chuyển Luân thánh vương thì uy nghi đường đường, là đệ nhất ưu thắng trên thế gian, song đem so với Đao Lợi vương thì lại còn kém đến vạn bội lần. Còn nếu đem Đao Lợi thiên vương so với Đệ lục thiên vương thì lại còn kém bách thiên ức lần. Nếu đem dung mạo trang nghiêm của Đệ lục thiên vương so với các vị Bồ tát, Thanh văn nơi thế giới Cực lạc, thì rõ ràng còn khác nhau quá nhiều, cách nhau bách thiên ức lần, không thể tính được. Các bậc thánh nhân nơi Tịnh thổ đều có dung mạo xinh đẹp như vậy cả”.

Tiếp theo, Phật bảo A Nan:

“Tất cả nhân thiên ở nước Vô Lượng Thọ tùy ý mong muốn rồi niệm thì đều được sở hữu trong số các loại như  y phục, đồ ăn thức uống, hương hoa, đồ trang sức, cờ phướn, âm nhạc cũng như nhà cửa, cung điện, lâu đài… theo bất cứ kiểu dáng, to nhỏ, màu sắc, hoặc nhất bảo, nhị bảo cho đến vô lượng bảo, Các vật ấy hiện ra khắp nơi trong nước Vô Lượng Thọ, đủ cung cấp cho tất cả thiên nhân”.

Phật A Di Đà dùng đại từ đại bi ngưng tập mà tạo thành sự trang nghiêm cho thế giới cực lạc Tây phương, tán khai mà hiển hiện tam thế thập phương chư Phật để độ hóa chúng sinh. Trong tâm của Phật hoàn toàn khẩn thiết cầu nguyện cho chúng sinh thoát vòng khổ hải. Phật A Di Đà cùng Bồ tát Quán Thế Âm, Bồ tát Đại Thế Chí được tôn xưng là Tây phương tam thánh, cùng nhau dẫn độ chúng sinh. Chúng sinh muốn được vãng sinh vào thế giới cực lạc, thì phải là người có cơ loại “Chánh định tụ”. Vì nơi Tịnh thổ không có người co cơ loại “Tà định tụ” hoặc người có cơ loại “Bất định tụ”. Thập phương chúng sinh tin niệm danh hiệu Phật A Di Đà, phát tâm nguyện được vãng sinh vào thế giới cực lạc, sẽ được Tây phương tam thánh tiếp dẫn, tức được thọ nhiếp vào trong ánh sáng của Phật A Di Đà, được cảm ứng lợi ích vãng sinh, mà được nhập vào Bất thoái chuyển vị

Thế giới Tây phương cực lạc là quốc thổ lý tưởng được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni phát hiện. Cụ thể của loại tinh thần này đã được phái Phật giáo Đại thừa truyền bá rộng rãi đến thập phương chư Phật, đều đem lại thành tựu. Phật A Di Đà vị chúa tể đại nguyện của thập vạn ức Phật thổ là nguyện vọng của của quảng đại tín đồ Phật giáo mong muốn truy cầu. Tín ngưỡng Tịnh thổ có hàm nghĩa rất sâu. Đưa tín ngưỡng Tịnh thổ vào đời sống hàng ngày, trở thành sinh mệnh thực thể của quảng đại tín đồ Phật giáo. Sau khi từ Ấn Độ truyền đến Trung Hoa thì tín ngưỡng ấy mới thành hiện thực, mới thành ra khả năng chính thức, bắt đầu từ thời Đông Tấn. Còn về mặt lịch sử cũng cho biết khởi thủy từ đó. Trải qua hơn một ngàn năm trăm năm hoằng dương  thì đã thành chỗ dựa tinh thần vững chắc của tín đồ Phật giáo Đại Thừa, nhà nhà thờ Bồ tát Quan Âm, nhà nhà thờ Phật A Di Đà,

Thập phương chư Phật đếu có Tịnh thổ của mình. Tín đồ Phật giáo Đại thừa tôn sùng Tây phương Tịnh thổ – cực lạc thế giới của Phật A Di Đà. Truyền thuyết kể rằng, theo Phật Thích Ca Mâu Ni thí Cánh pháp trụ thế một ngàn năm, Tượng pháptrụ thế một ngàn năm, Mạt pháp trụ thế một vạn năm. Sau vạn năm đó, kinh Phật diệt tận, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đặc biệt lưu Phật A Di Đà ở lại trụ thế pháp môn Tịnh thổ. Tại sao Phật Thích Ca Mâu Ni lại chỉ lưu pháp môn Tịnh thổ của Phật A Di Đà trụ thế? Bởi vì chúng sinh  ở kiếp vị lai, xử sự đao binh kiếp nạn với nhau. Người thọ tuổi chỉ tính hàng chục chục, tác người cao chưa tới hai tấc, lòng người ác độc, sân si, gây nên cảnh tàn hại lẫn nhau, chẳng ai chịu theo hoc ba tạng kinh Phật, chẳng ai tu tập pháp giải thoát, chẳng ai tu tập tam học giới – định – tuệ. Người còn giữ được chút thiện căn thì cũng sinh ghét cái ác kiếp nạn tam tai ngũ trọc của thế giới ta bà, thì còn nhớ giáo pháp Phật A Di Đà, còn biết niệm Phật, nguyện sinh Tây phương. Vì Đức Phật Thích Ca Mâu Ni biết trong kiếp nạn đao binh thì còn có Phật A Di Đà bên cạnh chúng sinh có duyên trong kiếp nạn đem giáo pháp Tịnh thổ để độ cho họ. Vì thế đặc biệt giữ kinh Tịnh thổ để giáo hóa, lợi ích chúng sinh trong cả vạn năm trong kiếp đao binh. Sau kiếp nạn đao binh, lòng người dần dần chán ghét chiến tranh, thương yêu nhau, quan tâm nhau, cái tâm từ bi nối nhau tăng trưởng. Rồi thọ mệnh con người từ đó mà tăng dần đến trăm tuổi, có nhiều người tu thành A la hán đem tam tạng kinh điển của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo hóa chúng sinh. Bấy giờ, Phật pháp từ từ hưng thịnh, lòng người hướng thiện. Khi mà thọ mệnh loài người dần lên tới sáu vạn tuổi thì các vị A la hán quần tụ bên tháp xá lợi Phật Đà, đảnh lễ cung kính cúng dường, thuyết giảng cho chúng sinh trước khi nhập niết bàn thế này:

“Chúng tôi, các A la hán vâng theo lời Phật Thích Ca Mâu Ni dạy, lưu truyền Phật pháp nên có nhân duyên trụ thế, độ hóa cho khắp hết chúng sinh hữu duyên. Hiện tại, Đức Thế tôn cho rằng đã lưu pháp độ thế nhân duyên nơi cõi ta bà thế giới, thì  nhiệm vụ của chúng tôi đã hết, nay đã đến khi chúng tôi nhập niết bàn”.

Nói xong, toàn bộ các vị A la hán đều được chứng nhập niết bàn Vô dư. Thì tháp xá lợi của Phật Đà Thích Ca Mâu Ni liền sụp xuống vùi sâu trong lòng đất, mất dạng. Từ đó trở đi, việc tuyên giảng Vô thượng chánh pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni không còn xuất hiện nơi thế giới ta bà. Từ đó về sau, tại thế giới ta bà, hàng vạn Duyên giác thánh nhân nối nhau xuất hiện. Bấy giờ, loài người sống thọ tám vạn tuổi. Thế rồi, sau khi các vị Duyên giác Bích chi Phật nối theo nhập Niết bàn thì xuất hiện Bồ tát Di Lặc nơi thế giới ta bà độ đạo chúng sinh có nhân duyên thành thục. Đó cũng là lúc Tịnh thổ Di Lặc bắt đầu xuất hiện vậy.

Trong thời gian Bồ tát Di Lặc xuất thế, thì chúng sinh tuyên dương kinh giáo Tịnh thổ, khiến cho vô số hữu duyên chúng sinh có duyên với Phật A Di Đà đều có thể cầu sinh Tịnh thổ. Rồi trải qua Hiền kiếp xuất thế, cho đến thiên Phật vị lai xuất thế, chư Phật đều tuyên giảng kinh pháp Tịnh thổ cho chúng sinh, tu tập cầu khẩn được vãng sinh vào thế giới cực lạc Tây phương. Cho đến thập phương chư Phật đều ca tụng công đức của Phật A Di Đà cầu khẩn được vãng sinh vào thế giới cực lạc Tây phương. Nhân duyên vì thế, trong kinh điển Phật giáo Đại Thừa, chủ yếu chỗ nào cũng giảng rằng trước thời gian Phật A Di Đà còn chưa diệt độ vì vô lượng thọ mệnh lợi ích chúng sinh. Phàm thập phương thế giới khi có Phật xuất thế, nhất định đều vì chúng sinh có duyên của Phật A Di Đà, đặc biệt thôi tồn pháp môn Tịnh thổ, khuyến sinh về nơi Tây phương cực lạc thế giới. Người tu theo pháp môn Tịnh thổ, cũng nhận ra rằng thời gian A Di Đà vô lượng thọ mệnh độ đạo chúng sinh cùng với việc độ hóa chúng sinh trong thập phương thế giới sâu xa không thể đo được, thọ đến thập phương chư Phật đồng thanh ca tụng còn hơn là chúng sinh nơi ta bà thế giới đặc biệt hữu duyên. Phật Thích Ca Mâu Ni mới hội ở trong kinh Phật A Di Đà, vô vấn tự thuyết khai thị thế giới cực lạc cho chúng sinh, khuyến sinh Tịnh thổ. Đó là nhân duyên hoằng dương tư tưởng Tịnh thổ nơi thế gian vậy.

 

(Dịch từ sách Tịnh Thổ tông của hai tác giả Anh Vũ – Chánh Tín, Nxb Ba Thục thư xã, tháng 11 – 2009)

 

TS.Lê Sơn Phương Ngọc