Biết ơn niềm đau đã nỗi lên trên để ta học được cách chuyển hóa
Nỗi đau xuất hiện như là những thông điệp báo cho ta biết để ta cần thay đổi điều gì đó trong tâm, ta cần thay đổi thái độ sống nào đó. Nỗi đau nào cũng làm ta đau, nhưng không bao giờ có nỗi đau nào kéo dài liên tục.
Từ nỗi đau trong tiếng Việt mình có nghĩa là niềm đau của ta đã nỗi lên trên, niềm đau của ta đã biểu hiện để cho ta cơ hội nhìn rõ nó.
Trước khi niềm đau nỗi lên cho ta thấy thì nó đã có đó rồi, nhưng dưới dạng chìm. Niềm đau chỉ chờ đủ nhân duyên sẽ nỗi lên, sẽ hiện rõ. Và một khi nỗi đau xuất hiện đây cũng là cơ hội để ta nhìn được nguyên nhân những nỗi đau này đến từ đâu.
Nỗi đau xuất hiện như là những thông điệp báo cho ta biết để ta cần thay đổi điều gì đó trong tâm, ta cần thay đổi thái độ sống nào đó.
Nỗi đau là thứ đủ khả năng thay đổi một con người
Nỗi đau nào cũng làm ta đau, nhưng không bao giờ có nỗi đau nào kéo dài liên tục. Mà nỗi đau hoạt động từng cơn (cơn đau) nghĩa là hai nỗi đau luôn có một khoảng cách. Giữa hai nỗi đau luôn có một khoảng lặng để cho ta nhìn kỹ, để cho ta thấu hiểu nội tâm mình.
Hiểu được điều này rồi thì ta sẽ nhận ra người mà ta nghĩ làm cho ta đau, người ấy chỉ là một trong những tác nhân rất nhỏ trong vô vàn nhân duyên để làm nỗi đau trong ta biểu hiện.
Chúng ta múc nước trong giếng, nếu giếng không có nước vậy ta có múc được không?
Người khác muống “múc” khổ đau trong ta nhưng trong ta không có nỗi đau nào vậy họ có múc được không? Chắc chắn là không rồi phải không!
Vậy để chuyển hoá niềm đau, nỗi khổ trong ta cách hay nhất và rốt ráo nhất là quay vào bên trong ta và chuyển hoá chúng mà không đỗ lỗi cho những tác nhân bên ngoài dù đó là bất kỳ tác nhân nào.
Biết ơn niềm đau đã nỗi lên trên để ta nhận thấy rõ bản chất của niềm đau ấy và học được bài học chuyển hoá.
Pháp Nhật