Thiền (4)
Tẩu hoả nhập ma đó là thuật ngữ được dùng nhiều trong tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung. Thực tế trong Thiền nó cũng là chuyện phổ biến được diễn dịch dở chừng giữa khoa học và tâm linh huyền bí. Kinh Lăng Nghiêm cũng từng nói về ngũ ấm ma.
Tẩu hoả nhập ma
“…Trưởng lão (TTL): Bây giờ Thầy xin nhắc lại, vì trường hợp ở trong Tu viện của chúng ta có những cái sự việc nó xảy ra là thầy TT, trong khi tu hành Thầy cũng hết sức năng nổ tu hành, thầy không phải là cái người mà tu chơi, thầy cũng quyết đem hết cái sức của mình để làm chủ sanh tử, để chấm dứt cái đời sống thế gian đau khổ này.
Cho nên khi về đây, được Thầy chỉ dạy pháp hướng, thầy rất mừng là thầy đã thấy có hiệu quả. Thầy điều khiển hướng tâm tới đâu thì có kết quả tới đó, thầy bảo nó ngưng là nó ngưng, thầy bảo nó như thế nào nó nghe như thế nấy.
Nhưng vì thời gian rất là bề bộn, công việc rất là nhiều, cho nên Thầy không kiểm tra thầy được chặt chẽ, cho nên một đêm đó thầy có sự kiện xảy ra.
Bây giờ, xin thầy TT trình bày cái sự việc đó để cho quý thầy rút tỉa kinh nghiệm trên cái bước đường tu tập của mình, để tránh khỏi những cái hậu quả không hay cho bước đường tu.
Vì thân, tâm chúng ta là một cái bộ máy rất quý, nếu lỡ cái bộ máy đó hư hoại thì khó mà sửa lắm. Một cái máy móc nào trong cái hiện tại này thì cũng có thể sửa chữa được, nhưng về cái phần máy con người, nếu mà về hệ thần kinh thì chắc chắn là rất là khó. Nếu mà nặng thì kể như là chúng ta bị suốt đời tàn tật, trở thành người điên khùng, không thể nào cứu chữa được.
Nhưng trách nhiệm đó là của ai? Thầy xin báo rằng: Trách nhiệm đó là của những người tu hành chưa tới, chỉ lấy Phật pháp hoặc lấy những cái điều sai lệch mà tự nghĩ ra để dạy người, để đưa người ta đi đến chỗ chết, đau khổ như vậy.
Đó là, cái lỗi đó là lỗi của những bậc tà sư ngoại đạo không am hiểu được Phật Pháp, không am hiểu được pháp của mình, chỉ tưởng tượng ra qua kiến giải mà tạo nên những con người dở chết, dở sống.
Kế đó là những người đó đã tạo ra con đường đi để cho bao nhiêu người mất cả thời gian, bỏ vợ, bỏ con rồi đời chẳng ra đời, đạo chẳng ra đạo, điên chẳng ra điên, khùng chẳng ra khùng; ở ương ương, gàn gàn, đụng đâu cũng bài bác, đụng đâu cũng xích bác người ta, đó là một cái tai họa rất lớn cho đạo Phật hiện giờ.
Chúng ta chẳng biết làm sao, chỉ còn biết âm thầm thương xót cho những kẻ vô phần, bạc phước, quyết đi tu mà tìm sai con đường, lạc nẻo!…”
Những hiện tượng tẩu hoả nhập ma mà Trưởng lão đã kể cũng hệt những trường hợp phổ thông trên các trang mạng về thiền. Đối trị với nó, trong Phật giáo Nguyên Thuỷ (Tu viện Chơn Như) tác ý quyết liệt để xả ly “xúc tưởng hỷ lạc” (XTHL) ngay khi nó mới chớm hiện ra.
Trong các phái thiền chữa bệnh (TSH) thì đó là hiện tượng thần kinh giả (TKG). Có nghĩa rằng không chỉ trong trạng thái thiền định mới xuất hiện TKG mà nó là hoạt động tích cực, liên tục của tưởng ấm một trong 5 thủ uẩn (Thể (vật lý-hữu sắc) sắc và dụng (hoạt động thần kinh-vô sắc) thọ, tưởng, hành, thức). Chính sự tương giao thần kinh cảm giác, đối cảm giác, ngoại biên, tự trị…tạo nên tác dụng tích cực của tưởng là con dao hai lưỡi mà thiền chữa bệnh áp dụng, nó tương tác, chỉ huy thọ và hành tạo nên những biến đổi đến không ngờ, tạo nên một đội ngũ. Một là những người bỏ cuộc, hai là những kẻ ra đi và ba là những người ở lại trong TSH.
Trong 7 pháp đoạn trừ lậu hoặc Đức Phật chỉ rõ: Tri kiến, phòng hộ, thọ dụng, kham nhẫn, tránh né, trừ diệt và tu tập. Cho nên tri kiến là cái đầu tiên cần đến sự học hỏi tường tận.
Ma tưởng, thần kinh giả, tẩu hoả nhập ma…từ đâu mà sinh ra. Hãy trở lại với điểm khởi đầu của Tứ thánh định.
“.. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly dục, ly ác pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm và tứ. Tỷ-kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn tràn đầy thân mình với hỷ lạc do ly dục sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do ly dục sanh ấy thấm nhuần…
…Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập thân hành niệm…”.
Mọi thay đổi của con người (bất kể tự nhiên hay tu tập) đều theo hai hướng đi một, về cái minh, cái toàn thiện, toàn bích (dương vô cực) hai, đi về vô minh, sự hôn ám, đoạn diệt (âm vô cực) đều là hành trình biến đổi di dịch trên Tứ niệm xứ hay đơn giản thân và tâm. Tất nhiên, hướng nào cuối cùng đều tiến về cái chết, vì vậy mà cái lý vô thường bị lạm dụng sai lầm, cứ sống tự nhiên để rồi…chết tự nhiên chẳng có gì phải bận tâm. Thiền mà Đức Phật tìm cầu là sự hướng đến sự toàn thiện, hướng đến cái minh, từ một hợp thể bất toàn hay cứ nôm na là đầy cấu uế, lậu hoặc mà những người tập thiền bao giờ cũng chỉ hướng đến cái tâm, xả tâm, hướng tâm ly dục…mà chưa bao giờ hiểu rằng những cấu uế, lậu hoặc luôn vướng kẹt cả trên thân lẫn trên tâm chỉ khi nhận ra, khi dụng đúng Pháp thì đối trị dễ dàng không khó khăn, không mất sức còn không thì sống dỡ, chết dỡ như Đức Thế Tôn từng trải qua, đến mức các sa môn thốt lên “Sa môn Gotama chết rồi”. Đó là một kinh nghiệm mà tất cả mọi người học Phật nên biết.
Nắm rõ tứ đại, quán chiếu liên tục, thường xuyên Tứ niệm xứ…“Ta thành chánh giác là nhờ tâm không phóng dật…”. Đức Phật dạy như thế. Sự thanh lọc, đào thãi độc tố đâu chỉ bằng làm chủ 3 nghiệp mà còn là sự lắng nghe những chuyển động nhỏ nhất trên thân, trên tâm từng giờ từng phút, “quét dọn” đến từng sát na, thật u mê khi chỉ nghĩ đến quét dọn trên tâm mà không biết rằng uế nhiễm, độc tố lưu cữu cần nhiều năm nhiều tháng trên thân cần thanh lọc, bài tiết. Bạn đang đi về huớng nào. Hãy dọn rửa thân tâm bạn. Mỗi một biến động, dịch chuyển của dụng làm nên biến đổi trên thể, và sự biến dịch đến mất kiểm soát, điên điên, khùng khùng chính là sự đánh mất vai trò của thức, chính sự tương quan thể dụng thay đổi thể dụng là điều mà hành giả cần quán chiếu, nắm rõ .
Tất cả những trường hợp ma tưởng, thần kinh giả, tẩu hoả nhập ma đơn giản chỉ vì chưa dọn rửa thân tâm để vào trọn sơ thiền và chắc chắn đừng mơ đến tứ thiền đừng mơ làm chủ cái chết và nhất là giấc mơ âm ỉ từ lâu khiến họ không bao giờ có thể lọt vào sơ thiền đó là giấc mơ quyền năng, lục thông, tam minh…Mọi giấc mơ đều sinh từ tham.
Những phân tích trên đây có thể lý giải khá rõ vì sao đến giờ Trưởng lão (TTL) vẫn chưa có một đồ đệ nào đủ bản lĩnh, trí tuệ, sự thấu suốt các chặng đường tu tập để kế thừa sự nghiệp dù Ngài đã tốn thật nhiều công sức và để lại cho đời cả một gia sản đồ sộ. Trong ba đồ đệ thân tín M.H, M.T, T.T ngoài hai đồ đệ M.T và T.T suýt tẩu hoả nhập ma giờ dậm chân tai chỗ. Còn lại M.H cũng chẳng dám tiến thêm bước nào vì không có thầy bên cạnh. Đó cũng chính là khiếm khuyết trong cách học Phật. Dù rất cần thiện hữu trí thức chỉ bảo, nhưng không biết suy nghiệm, mày mò, tìm hiểu cặn kẽ, trải nghiệm, xác chứng thêm, chỉ cố gắng để trở thành người học trò giỏi như câu danh ngôn trên bàn làm việc của tôi “ người học trò giỏi không phải là người lặp lại thầy mình mà là người làm cho hướng đi sáng tỏ hơn”.
Thiền định đó là hành trình làm mới lại cơ thể, điều chỉnh lại đến từng tế bào, từng mô cơ, từng dòng mạch khí huyết bị ứ trệ, nghẽn tắt. Trong hành trình làm mới bạn phải thông suốt những biến đổi nhỏ nhất thế mà tất cả những hành giả theo Tứ thánh định chờ qua giai đoạn xả tâm rồi mới học Tứ niệm xứ, và rồi lại bỏ quên nó từ lúc nào chẳng biết rồi…bỗng thấy sợ hãi sự biến đổi vượt quá tầm kiểm soát rồi lại đổ cho.
“… Một cái nguyên nhân thứ nhất là ngồi thiền ráng chịu đau quá, nghĩa là chúng ta cố sức ngồi thiền. Vừa qua chúng tôi bị ngồi thiền khi mà nó đau chân quá rồi ráng cố sức ngồi thời gian cho lâu để tập cho cái giò cho nó quen – thì như vậy là chúng ta đã lầm, ngồi như thế là đã lầm rồi.
Còn trong lúc này chưa, mới có nhập Sơ Thiền hay là chưa gì đó mà mình chấp nhận chịu đau, đó là mình tu sai. Hoặc giả là mình tiến lên được Nhị Thiền rồi mà mình chấp nhận ngồi để chịu đau thì sẽ bị ma Tưởng Ấm nhập vào thôi…”
“…Con ngựa chưa thuần thục có nghĩa thân tâm còn tham, sân, si, mạn, nghi, còn chưa ly dục ly ác pháp. Khi tâm còn tham, sân, si, mạn, nghi, chưa ly dục ly ác pháp thì đừng có tu thiền định, vì có tu thiền định cũng chỉ mất công phí sức chẳng bao giờ nhập được định, bởi vì nền tảng tu thiền định của Đạo Phật là Giới luật. Có nền tảng giới luật thì tu thiền định mới bảo đảm. Tâm phải thanh tịnh ly dục ly ác pháp thì mới nên tu tập thiền định…”
Kỳ Nam