Học sống chánh niệm liên tục

Chúng ta thường sử dụng chánh niệm chỉ như một loại thuốc giảm đau. Chỉ khi nào cuộc đời quá đau khổ chúng ta mới tìm đến một nơi yên tĩnh mà hành thiền. Còn không chúng ta rất bằng lòng với những thứ làm mình sống phân tâm và quên mình như thế.

Hãy chánh niệm. Hãy nhìn sân chỉ là sân, không phải “sân của tôi”.

Hãy chánh niệm. Hãy nhìn sân chỉ là sân, không phải “sân của tôi”.

Chúng ta không thể hoàn toàn thoát khỏi sân hận. Nó sẽ đến khi đủ nhân duyên cho nó sanh khởi. Tất cả những gì chúng ta làm được chỉ là ghi nhận cơn sân đang có mặt. Nếu bạn thấy ra thực tế rằng tất cả mọi người đều đang đau khổ, điều đó sẽ giúp bạn được rất nhiều khi đối diện với sân hận.

Phản ứng tiêu tốn rất nhiều năng lượng của chúng ta. Khi cơ thể ốm yếu, chỉ cần một suy nghĩ tiêu cực thôi cũng đủ làm cho banh kiệt sức rồi.

Hãy xem bạn tự làm hại mình như thế nào mỗi khi buồn bực và bất mãn. Không có gì đáng để cho mình phải buồn bực cả. Hãy chánh niệm. Hãy nhìn sân chỉ là sân, không phải “sân của tôi”.

Đừng nói rằng bạn không nên giận. Điều rất quan trọng là bạn phải thực tế. Chúng ta ôm ấp những lý tưởng, nhưng có thể chẳng bao giờ đạt được lý tưởng đó. Nhưng như thế không có nghĩa rằng chúng ta không nên có lý tưởng. Mà nghĩa là chúng ta phải ý thức được về khả năng thực tế của mình.

Vì vậy, chớ nên nản lòng trước khó khăn, thăng trầm. Hãy cố gắng chánh niệm càng nhiều càng tốt. Hãy cố gắng hết mình”.

Sayadaw U Jotika