“Quy luật của muôn đời” (12)

Tôi kết thúc “Quy luật của muôn đời” như luận cứ của một luật sư bào chữa cho thân chủ đã nhận án tử. Dù biết sẽ khó thay đổi bản án trước tầm nhìn, nhận thức của tất cả mọi người, nhưng trách nhiệm của một người bảo vệ công lý bảo vệ chân lý nên không thể đứng im.

Cuộc chiến tử sinh.

Một lần nữa, tôi lại nhắc đến cái quy luật của muôn đời, cái quy luật toàn vũ trụ mà tất cả con người cũng như chúng hữu tình đều vận hành theo nó, không ai có thể thoát ra. Đó là cái quy luật mà Phục Hy-Văn Vương đã tìm ra từ những năm 2852-2738 TCN, quy luật âm dương. Quy luật mà từ đó sáng tạo nên bát quái, ngũ hành, thiên can, địa chi, chi phối tất cả triết học, khoa học Đông Tây. Tìm ra quy luật ta bỗng thấy ta như chiếc lá khô trôi giữa dòng thác lũ trong hành trình sinh-trụ-hoại-diệt. Thành công của đó của ý thức ra đời trước Đức Phật hàng ngàn năm. Và mãi mãi khi thừa nhận quy luật đó, bằng lòng tin tuyệt đối thuyết số mệnh,  chúng ta chẳng bao giờ có đạo Phật. Triết học Phương Đông đã giúp nhận chân thực tế về sự bất lực của con người trước quy trình bất biến đó…

Nhưng có phải thế chăng về sự bất lực, về sự trôi lăn trong luân hồi, bệnh tật, khổ ưu, phiền não. Thái tử Tất Đạt Đa đã tìm con đường vượt qua nó, vươt qua định số, vượt qua vòng tuần hoàn luân hồi, khổ ưu, phiền não, vượt qua sự bất biến đó để rồi dẫn dắt 500 Tỳ kheo,  hoán cải số phận con người,  vượt thoát sự giằng xé thiện ác. Đáng tiếc, Đức Phật và 500 Tỳ kheo chỉ để lại dấu ấn về sự vươt thoát với một số pháp hành mà Đức Phật trân quí, đảnh lễ, truyền đạt lại, căn dặn lại. Đoán biết trươc tất cả sẽ bị nhận chìm bởi những giáo thuyết Bà-la-môn, những giáo thuyết âm dương, tương hợp, tương khắc (trong âm có dương, trong dương có âm). Mọi vật bị giam cầm trong nguyên lý bất biến của vũ trụ, âm dương là một khối tương hợp, đối kháng cùng tồn tại trong sự mâu thuẫn vừa sinh vừa khắc, vừa hợp vừa tan…

“Quy luật của muôn đời” (11)

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Tin vào điều này, tin vào cái trật tự bất biến ấy thì xin tất cả mọi người hãy thay đổi tên gọi của một tôn giáo đang chiếm lĩnh toàn thế giới. Đừng mạo xưng Đức Phật đừng vì sự cung hiến của đàn na, sự sung túc, tận hưởng của chính mình mà dìm chết chúng sinh ngập ngụa trong luân hồi sinh diệt. Trong bài này, như đã nói, tôi lập một luận cứ để chứng minh ngược lại rằng âm-dương là định luật vũ trụ tự nhiên song nhận thức, ý thức lại là sự biến cãi hoá giải tất cả như Đức Phật đã nói: “Tâm dẫn đầu mọi pháp”. Tôi rào đón bởi không muốn độc giả cho rằng tôi viết bởi những tình cảm cá nhân, bởi ái kiết sử, nỗi niềm thương tiếc đứa con vừa mất, “Quy luật của muôn đời” (7).

Chính quan niệm về sự bất lực của con người trong dòng chảy tự nhiên đã tạo sinh ra “sắc tức thị không, không tức thị sắc” “Luận Bảo Vương Tam Muội – Lấy ma vương làm đạo bạn” v.v…cùng rất nhiều giáo thuyết cho rằng lời Phật của những vị tổ tưởng tri truyền lại. Và từ đây, định luật nhân quả mỗi ngày tăng trưởng mạnh mẽ, khủng khiếp hơn mà tất cả chúng sinh đều có thể nhìn thấy bởi một điều đơn giản sự xung động của thiện luôn bao dung, nhu thuận, hoà bình, từ ái, còn cái ác thì bao giờ cũng bạo liệt, hung hãn, vô nhân tính…cứ nhìn màu cờ sắc áo, nhìn biểu tượng thì có thể đoán biết. Bạn không khó nhìn thấy điều này trong mỗi một con người với tính cách, với bệnh tật…hay một xã hội, một dân tộc…và toàn thế giới.

Tôi hoàn toàn làm chủ tình cảm của mình. Nhiều lần tôi nói với Thái, mỗi một cuộc đời là một cuộc tái sinh, nó định vị các mối quan hệ hôm nay, tất cả là giả hợp, tạm thời trong cuộc biến hoại không ngừng. Do đó, có thể lúc nào đó, ba mất đi (ba không dùng từ hoa mỹ: viên tịch), con đau lòng khóc than, đau đớn…nhưng ngẫm kỹ đó là trò hề trong vở bi hài kịch cuộc đời. Tất cả mọi người cứ lần lượt ra đi người này khóc người kia, người kia khóc cho người nọ, nhưng chẳng ai tự khóc cho chính mình, trong cuộc hành trình sinh tử. Hành trang trong cuộc đời của Thái là đức tính mạnh mẽ, dứt khoát, bản lĩnh, sức chịu đựng, lòng tin Phật Pháp. Rất tiếc, những điều tôi truyền đạt Thái hiểu, hiểu thấu đáo, nhưng để “ngộ” lại là việc khác. Chúng ta vẫn nhầm lẫn “hiểu” và “ngộ”.

Học Phật có ba bậc:

1. Thông thuộc

2. Tưởng tri

3. Liễu ngộ

Thái nhiều lần đưa hình ảnh mình khi xuống tóc, trông như một thiền sư và rất tĩnh tại, điềm nhiên, an lạc. Sự đốn ngộ ở mỗi người là việc nhận chân ác pháp, nhận chân lậu hoặc. Không đơn giản vì người ta nhầm lẫn khi chưa đủ sự tỉnh giác, sự sáng suốt, sự thông tuệ để có thể  hành trì, để có thể thấu suốt Bát chánh đạo. Do đó thay vì bắt đầu bằng chánh kiến, chánh tư duy…người ta lại đi từ tà kiến, tà tư duy, tất cả tuỳ thuộc vào năng lực của từng người. Dù thông minh, dung nạp được nhiều tri thức thế tục, Thái cũng chỉ hiểu chứ chưa ngộ bởi một điều đơn giản là quét dọn sạch tất cả lậu hoặc ở thân và tâm. Khi chưa nhìn, chưa thấy hết thì chưa thể quét dọn rốt ráo. Tôi vẫn bảo “Mọi việc không phải mình muốn là được. Phải trang trải món nợ nhân gian đã, không ai quit nợ được đâu con”.

Lập trang Công lý và Chân lý là một quyết tâm đi trên con đường bảo vệ công lý, hộ trì chân lý đang bị khuất lấp, biến dị, thay đổi, Thái giúp tôi thật nhiều trong việc chuyển tải tri kiến giải thoát mà mình nắm bắt được nhưng Thái lại không có thời gian để tiếp nhận nó vì lại tập trung cho vai trò của một luật sư tương lai.

Cơn hoang tưởng của Thái được biểu hiện ban đầu là sự truy đuổi, truy sát của một thế lực ám muội, với những người đấu tranh cho công lý. Nhiều đêm liền nó quanh co trốn chạy trong các ngõ hẻm đến sáng. Khi tôi hay được, cha con cafe, trò chuyện, tôi hoá giải được mối lo lắng, trầm uất dồn nén từ sau cuộc “làm việc với an ninh”. Cùng với hai cháu đang học luật, anh hai là một luật sư giỏi, khuyên can, chỉ bảo mọi điều về lý tưởng cần có của một con người nhưng đừng để bị chi phối, thiếu sáng suốt.

Cái suy nghĩ, không ngờ lại được lưu giữ trong tâm thức và minh chứng cho hành trình hành vi, tính cách, số phận đó là quy trình nhân quả. Dù khó khăn, nhưng tôi hoá giải hoàn toàn cơn chấn động thần kinh ấy. Song tôi thật sự bất lực với nỗi buồn, sự phiền não khắc sâu tâm thức nó. “ Con sẽ chứng minh sự thành công của mỗi con người không đo bằng vật chất”, tôi cười: “Năm Cam, tên xã hội đen, một tử tù đã nói câu bất hủ trước khi chết không lâu: Tiền không phải là tất cả, nhưng người ta làm tất cả vì tiền”. Sao lại phải coi khinh hay coi trọng, tiến là tiền, nó không là gì khác, con người luôn bộc lộ sự chiêm ngẫm thật sâu sắc: Nghèo người ta khinh, giàu người ta ghét, bởi chính sự qui chiếu đồng tiền thôi. Gạt đồng tiền sang bên thì mọi con người đều đáng thương trong cuộc hành trình trình sinh tử. Chính Alexander đại đế người dại diện cho quyền lực, cho đồng tiền, cho tất cả quyền uy tối thượng đã nhắn gửi lại mọi người điều đó.

Trở lại với quy trình nhân quả, mọi người rồi đều chết trong chu trình sinh-trụ-hoại-diệt nhanh hay chậm, để lại dấu ấn trong cõi sống đậm hay nhạt, có ích cho đồng loại như Einstein, như Edison, như các doanh nhânkhác hay như những tên tử tù vô nhân, những kẻ xấu xa…Tất cả đều do ta, cái ta phàm tục mà chẳng bao giờ được nhắc đến một cách nghiêm túc, đúng đắn khi chưa đến cảnh giới không có gì là ta, của ta, bản ngã của ta. Ảo tưởng về một trật tự âm dương là một khối tương hợp, đối kháng cùng tồn tại trong mâu thuẫn vừa sinh vừa khắc, vừa hợp vừa tan…cái trật tự tự nhiên không ý thức. Con người là một hợp duyên tứ đại có tri thức, có ý thức nhưng lại để tự huỷ hoại, tự diệt, tự triệt tiêu với rất nhiều nguỵ lý “Sắc tức thị không, không tức thị sắc”, “ Hay lấy ma vương làm đạo bạn” …nhiều rất nhiều cách tự diệt như thế. Giống như loài bọ ngựa, hăm hở, tự hiến, vừa giao cấu vừa làm con mồi cho bạn tình. Đó là loài động vật hoàn toàn sống theo bản năng, không ý thức. Còn con người giống vật có ý thức, luôn tự hào về ý thức nhưng lại sống hoàn toàn theo bản năng, kể cả những nhân vật thuộc hàng “ăn trên ngồi trước”.

Thái không thuộc loài suy nhân cách, thiểu năng ý thức nhưng để có được sự mạnh mẽ, sáng suốt, sự tỉnh giác thì cần thật nhiều sự tu tập, tái tu tập liên tục. Ngay trong hàng ngũ những người mượn danh Đức Phật cũng chia ba bậc:

1. Thông thuộc (kinh sách)

2. Tưởng tri  (giáo thuyết)

3. Liễu ngộ  (pháp hành)

Thắp cho con nén hương cuối cùng. Tái sinh cuộc đời sau, tin chắc con sẽ là người có ích cho gia đình, cho nhân quần xã hội. Thương con vị luật sư nhiều tâm huyết đấu tranh cho những người thấp cổ bé họng nhưng chưa kịp làm gì, cho ai…

Hết.

Kỳ Nam