Phương pháp nào để con có thể từ bỏ hoàn toàn “con quái thú” trầm cảm?

Con cũng thực tập và cũng có những thay đổi tích cực hơn. Tuy nhiên, con quái thú trầm cảm vẫn ở đó với con. Có khi con thấy mình cũng ổn, cũng được, nhưng có khi con vẫn còn cáu bẳn và dễ nổi nóng và không kiểm soát được bản thân mình.

Hỏi:

Dạ thưa Thầy, sau khi mất đột ngột 3 người thân trong gia đình, con rơi vào hội chứng trầm cảm và rối loạn lo âu tầm khoảng 4 năm. Lúc đó, con cũng không biết mình bị vấn đề về tâm lý, nhưng sau khi tìm hiểu và chấp nhận bản thân, con muốn được thay đổi để không bị sống trong năng lượng tiêu cực và mất tự tin thường xuyên. Con cũng tìm hiểu đến một vài phương pháp điều trị lành tính như Thiền và Yoga. Con cũng thực tập và cũng có những thay đổi tích cực hơn. Tuy nhiên, con quái thú trầm cảm vẫn ở đó với con. Có khi con thấy mình cũng ổn, cũng được, nhưng có khi con vẫn còn cáu bẳn và dễ nổi nóng và không kiểm soát được bản thân mình.

Có những phương pháp nào để con có thể hoàn toàn từ bỏ con chó đen trầm cảm không ạ?

03

Phải chữa trị cái nào trước khi vừa bị trầm cảm vừa bị mất phương hướng?

Đáp: 

1. Thật ra với một người bình thường – tức là người không bị tổn thương tâm lý, không bị trầm cảm thì họ cũng phải cố gắng rất nhiều. Họ cũng phải luyện tập rất nhiều thì mới giữ được sự quân bình và ổn định tâm lý trước những áp lực của cuộc sống, đặc biệt là khi có những khó khăn, những biến cố xảy ra. Với một người bị trầm cảm hay bị tổn thương tâm lý thì họ buộc phải luyện tập hơn người bình thường gấp đôi hoặc là nhiều lần nữa thì mới có thể đứng vững trước những biến động xảy ra hay là những áp lực đưa tới.

Đáng ra một người bị trầm cảm thì phải giảm bớt công việc. Họ phải làm ít hơn để giảm nguy cơ đối mặt với những áp lực. Theo đó thì họ sẽ dành nhiều thời gian và năng lượng hơn cho việc chữa lành vết thương của họ. Có những người phải tạm giác hết công việc lại, kể cả các mối liên hệ tình cảm để dành trọn con người họ cho việc chữa lành vết thương. Họ sẽ tìm rất nhiều giải pháp và quyết tâm luyện tập ngày đêm thì mới đủ sức chế tác ra những nội tiết tố của tâm hồn như là sự thư giãn, sự bình an, sự nhẹ nhàng, sự thảnh thơi.

2. Một người bị tổn thương tâm lý, một người bị trầm cảm lại phải chịu nhiều áp lực từ công việc và tình cảm nữa thì không thể nào có thể chữa lành vết thương một cách rốt ráo được. Và hành trình chữa lành vết thương đi tới sự rốt ráo, đi tới sự trọn vẹn tức là có thể lấy được cái bệnh trầm cảm ra khỏi con người của mình mất rất nhiều thời gian. Có những người phải bỏ ra nhiều năm, có người phải làm công việc này cả một cuộc đời. Cho nên nếu như con vẫn chưa thể gác lại được công việc của mình mà chỉ có thể giảm bớt lượng công việc thì con nên bỏ bớt những việc không cần thiết và chỉ tập trung vào những công việc chính.

3. Trong các mối liên hệ tình cảm cũng vậy. Mình chỉ nên tập trung vào những mối liên hệ mà mình cảm thấy ổn định, vững vàng và nuôi dưỡng được mình nhiều. Mặc dù, đây chỉ là thời gian ngắn thôi nhưng nó thật sự cần thiết cho con lúc này. Bên cạnh đó, con phải cố gắng đưa thiền vào trong đời sống. Mỗi ngày con chỉ ngồi thiền hay thực hành thiền nửa giờ hay một giờ thì nó cũng giúp được nhiều. Nhưng mà thật sự là không đủ để giải quyết những khó khăn hay những áp lực của đời sống đâu. Con phải tập thiền ở mọi lúc, mọi nơi trong khi con tiếp xúc với bệnh nhân, với các đồng nghiệp, với các khó khăn. Con phải luôn nhớ trở về với chính mình để quan sát những phản ứng tâm lý của mình hoặc ít nhất là chú ý vào hiện tại, chú ý vào những động thái cử chỉ, những đối tượng mà mình tiếp xúc thay vì lo nghĩ quá nhiều cho quá khứ hay tương lai hoặc chìm vào các cơn cảm xúc.

4. Bên cạnh đó, mỗi ngày con phải bỏ ra nhiều khoảng thời gian dù chỉ là năm, mười phút để nghỉ ngơi, thư giãn và giữ được thế quân bình. Mỗi tuần con phải bỏ ra vài buổi hay là một ngày để cho phép mình được nghỉ ngơi thật sự – thư giãn, an trú sâu trong hiện tại. Đó là khoảng thời gian mà con có thể chế tác ra được nhiều thuốc nhất để chữa lành vết thương tâm hồn của mình. Việc này nó trông cậy vào sự ý thức, bản lĩnh và cả sự thông minh của con nữa.

Sư Minh Niệm