Nghiệp quả sát sinh và hành trình hóa giải
Bác sỹ cầm phiếu kết quả xét nghiệm của bệnh nhân Đoàn Thị Hoa, nhìn ngó qua lại không thấy người thân đi cùng, đành nói thẳng với cô: Em bị ung thư lưỡi, đã di căn sang cổ, phải nhập viện mổ gấp, cắt bỏ phần lưỡi bị lở loét, rồi chuẩn bị tiến hành xạ trị, hy vọng còn nước còn tát.
Người phụ nữ húp từng ngụm cháo loãng, rên rỉ mỗi khi thức ăn chạm vào vết thương trên lưỡi trước khi trôi xuống họng. Vết phồng rộp lở loét lâu ngày khoét thủng một mảng lưỡi to bằng ngón tay, khiến cô ăn chẳng được, uống chẳng xong, ngày đêm vật vã thống khổ. Đã thế, cứ khoảng năm giờ chiều, khi trời về sẩm tối, cơn sốt lại ập đến hành hạ, rút hết chút sức lực yếu ớt còn sót lại.
Suốt nhiều ngày, cô tới phòng khám tư gần nhà chích thuốc giảm đau, nhưng cứ vậy mãi không ổn. Không chần chừ nữa, cô lui tới rất nhiều bệnh viện để thăm khám. Rong ruổi qua 5 bệnh viện: Thống Nhất, Hoàn Mỹ, Da Liễu, Tai Mũi Họng, Hòa Hảo, bác sỹ đều nói lưỡi cô bị viêm rồi kê đơn thuốc đủ loại, nhưng rốt cuộc vẫn không khỏi. Cho tới khi làm xét nghiệm tế bào tại bệnh viện Ung Bướu, cô mới hay chứng viêm loét lâu ngày đó đã chuyển biến nguy hiểm.
Cô lăn lộn nhiều nghề, làm công nhân, rồi đi bán kem, sau đó chuyển sang làm bếp tại một nhà hàng Hamburger ở số 66/68 đường Hai Bà Trưng, phường Bến Nghé, quận 1. Ở đây, người ta giao cho cô công việc chuyên làm thịt, cắt cổ gà. Mỗi ngày trung bình cắt cổ hơn 30 con gà. Cứ như vậy ròng rã suốt ba năm.
Giết heo và quả báo rợn người của người phụ nữ ở Trà Vinh
Cuộc đời Hoa quanh quẩn với mưu sinh kiếm sống, rồi lấy chồng sinh con, chưa hề biết đến hưởng thụ là gì? Đối với cô, ngày ngày cuộc sống cứ lặng lẽ trôi qua như thế đã là may mắn rồi. Ai ngờ đâu, bệnh tật ập đến xáo trộn tất cả.
Bác sỹ cầm phiếu kết quả xét nghiệm của bệnh nhân Đoàn Thị Hoa, nhìn ngó qua lại không thấy người thân đi cùng, đành nói thẳng với cô:
– Bác sỹ có nhầm không? – Hoa hỏi lại.
– Không. Đừng chần chừ nữa, sắp xếp nhập viện mổ ngay đi, không chậm trễ thêm được nữa đâu.
Kết luận của bác sỹ làm cô xây xẩm mặt mày, tay chân bủn rủn, bàng hoàng mãi chẳng bình tĩnh được. Cô tạm biệt bác sỹ rồi lững thững ra về với khuôn mặt thất thần, ánh mắt vô định, quên cả đường về nhà, nhìn cô chẳng khác nào một cái xác không hồn biết đi.
Cuối cùng, cô cũng về được tới nhà, ngồi xuống ghế, hai tay ôm mặt, bật khóc nức nở. Lúc này cô mới hoàn hồn, suy nghĩ về căn bệnh quái ác đang trực lôi cô đi khỏi cuộc đời này. Mấy ngày liền, mắt cô lúc nào cũng đỏ hoe, sưng húp, nước mắt luôn đọng ở khóe mi rồi rơi xuống lã chã. Hoa ngửa mặt lên trời, oán trách:
“Sao con không ở ác, mà trời cho con bệnh ung thư?”
Cô hỏi thì cứ hỏi, than thì cứ than, chứ chẳng tìm đâu ra được câu trả lời.
Ngày 23 tháng 2 năm 2009, cô tới bệnh viện Ung Bướu làm thủ tục phẫu thuật. Cô nằm trong phòng mổ suốt từ 8 giờ sáng ngày 24 tới 4 giờ sáng ngày 25 mới được chuyển sang phòng hồi sức. Nằm trên giường bệnh, cô nói không ra tiếng, chỉ ú ớ, rồi quằn quại vì đau. Hoa đưa tay ôm hờ phần cổ vừa bị rạch rồi lại khâu đau đớn muôn vàn, tưởng c.h.ế.t đi luôn được.
Hoa chợt nghĩ, lóe lên chút thương cảm trong lòng với mấy con gà đã từng qua tay cô mổ xẻ, rồi nhanh chóng quay trở lại với những cơn đau xé da xé thịt của chính mình.
Vì Hoa không thể nào ăn uống bình thường bằng miệng, các bác sỹ buộc phải thòng một cái ống dài xuyên từ trên lỗ mũi thọc xuống tận dạ dày để đẩy thức ăn vào duy trì sự sống cho cô. Khi ống dẫn thức ăn được đưa dần vào, cô giãy giụa, lấy tay kéo ống ra phản kháng:
– Bác sỹ để con c.h.ế.t. Con không chịu nổi đâu.
Bác sỹ an ủi:
– Cố lên nào, phải cố thôi.
Có lẽ vì đã quá quen với những trường hợp chống đối như thế, bác sỹ phải vừa động viên vừa cương quyết giúp Hoa vượt qua sự khó chịu khủng khiếp này. Ba ngày trôi qua, vết khâu cũng liền dần, cô được rút ống, tập ăn bằng miệng, bắt đầu với cháo loãng suốt mấy tháng trời.
Đâu có dừng lại ở đó, muốn tiến hành xạ trị, Hoa phải nhổ cùng lúc 5 cái răng hàm, máu chảy ra ướt sũng mồm, mỗi ngày riêng thấm máu cũng hết cả cuộn giấy. Hoa chứng kiến bộ dạng của bản thân, tuyệt vọng, nằm ôm đầu khóc lóc thảm thiết.
“Ai cho liều thuốc chuột để tôi c.h.ế.t đi, tôi chịu không nổi, tôi không muốn sống nữa.”
Cô muốn tự tử. Nhưng không, cô còn một đứa con nhỏ cần chăm sóc, không thể ích kỉ như vậy được, cô phải sống vì con. Đó là động lực duy nhất giúp cô chống chọi với bệnh tật, chiến đấu với tử thần.
“Mình phải sống.” – cô tự dặn lòng.
Ai từng chứng kiến bệnh nhân ung thư trải qua quá trình xạ trị thì đều rõ họ trở nên tiều tụy như thế nào. Với Hoa cũng không khác, da đen sạm, máu ở miệng vẫn tiếp tục rỉ ra, thịt dần teo tóp chỉ còn da bọc xương. Hoa soi gương, tủi thân thầm nghĩ:
“Trông mình khác nào con gà ác, xấu xí chẳng còn ra hình người.”
Đến cô còn chẳng thiết nhìn mình, nói gì tới những người xung quanh. Chứng kiến bộ dạng của Hoa, hàng xóm anh em đều kinh hãi xa lánh, chẳng ai muốn tới gần. Trong suốt quá trình điều trị, chỉ có chị gái và anh trai chăm sóc cô được một tuần sau phẫu thuật, sau đó còn duy nhất mình cô tự chăm lo cho mình, tự nấu cháo, tự xay cháo, tự xúc, tự ăn, sinh hoạt cá nhân hoàn toàn tự lo liệu.
Người ta thắc mắc không biết chồng cô đâu? Chả hiểu vì sao đúng đợt cô bệnh thập tử nhất sinh, chồng cô lại đi làm xa mất tăm chả thấy về, để một mình người bệnh tự chăm bản thân, chăm luôn cả đứa con thơ.
Một hôm, chồng cô gọi điện về:
– Em à! Anh muốn đi lấy vợ khác.
Cái gì thế này? Hoa sững sờ. Từng lời từng chữ như con dao găm thẳng vào tim. Hoa sắp c.h.ế.t đến nơi, chẳng nhẽ anh ta còn muốn tiếp tay cho vợ ra đi nhanh hơn?
Hoa bình tĩnh trở lại, đáp lời chồng:
– Anh lấy 10 vợ cũng được, nhưng hãy để sau được không? Thời gian này em cần có động lực chữa bệnh, em còn phải sống để nuôi con. Em khỏi bệnh rồi anh đi cũng được.
– Không, anh muốn đi, không muốn về nhà nữa.
Thấy chồng một mực nằng nặc đòi ly hôn lấy vợ khác, cô ngầm hiểu do hiện tại mình quá xấu xí nên chồng chán ngán không muốn đoái hoài. Trong lòng tuyệt vọng, cô ôm con vào lòng, gào khóc, rất nhiều lần muốn tự tử để sớm kết thúc những đau đớn đắng cay này.
“C.h.ế.t là hết. Một nhát dao là xong.” – cô nghĩ, rồi lại nhìn đứa con bé bỏng đang ôm ấp trong lòng, vứt dao xuống đất.
Cứ như vậy, cô sống lay lắt, vừa yếu ớt vừa tủi thân, chẳng muốn gặp gỡ ai, chỉ có hai mẹ con lủi thủi trong căn nhà nhỏ. Cuộc đời cô nào có khác địa ngục trần gian là mấy. Hoa bất lực, tìm tới các thầy bói, một ngày có khi đi xem tận 2,3 thầy, hễ thầy nào nói tốt thì cô tăng thêm hy vọng, thầy nào nói xấu thì lại chán chường khóc lóc, xem hoài xem mãi vẫn chẳng giải quyết được gì.
Một hôm nọ, có bà cụ già cách nhà Hoa chừng 1 cây số, nghe mọi người xung quanh kể về hoàn cảnh của cô, mạnh dạn tới nhà động viên an ủi:
– Đừng dại mà tự sát, xuống địa ngục còn khổ hơn đấy.
– C.h.ế.t là hết, chứ còn xuống địa ngục gì nữa bà. – cô đáp.
Thấy vậy, bà cụ lấy ra cuốn băng của chùa Hoằng Pháp và cuốn băng “Niệm Phật chuyển hóa tế bào ung thư” đưa cho Hoa, dặn nhớ nghe kĩ, khuyên cô niệm Phật để chữa bệnh.
Hoa thấy vô lý liền nói:
– Bác sỹ còn chẳng chữa được, thì niệm Phật làm sao mà hết được chứ?
– Con cứ coi đi, bệnh của con là bệnh nghiệp- Bà cụ đáp.
Nể bà cụ, Hoa nhận cuốn băng nhưng cô chẳng quan tâm và cũng chẳng xem. Nhưng ngày nào cũng như ngày nào, bà cụ đều ghé qua nhà cô động viên không biết nhàm chán. Sự nhiệt tình của bà khiến Hoa động lòng, vì nể bà nên đành xem thử.
Sau khi xem xong, Hoa mới biết đến khái niệm “nhân quả”, “báo ứng” … những thứ từ trước tới nay cô chưa từng nghe qua. Biết vậy thôi nhưng Hoa không tin.
Bà cụ rủ Hoa:
– Mai có khóa tu ở chùa Pháp Bửu, một tháng tổ chức vào bốn ngày Chủ nhật, con đi theo bà nhé.
– Thôi con ở nhà chờ c.h.ế.t, không đi đâu nữa.
– C.h.ế.t có phải là hết đâu mà cứ đòi c.h.ế.t.
Hoa ngẫm nghĩ một hồi, nể bà nên đồng ý, nhưng không quên nhấn mạnh một câu:
– Con đi cho khuây khỏa, chứ con không tin.
– Cũng được, đi cho khuây khỏa. – bà cụ đáp.
Một thời gian sau, bà cụ rủ Hoa lên chùa làm lễ quy y, giữ năm giới: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu, rồi về nhà chuyên tâm niệm Phật.
Hoa nói:
– 4 giới kia con làm được, ngoại trừ sát sinh.
Nói đến hai chữ “sát sinh”, bỗng dưng toàn thân cô chấn động, nổi da gà. Cô nghĩ vu vơ:
“Ngày xưa mình sát sinh nhiều quá nên giờ gặp quả báo chăng?”
“Chẳng nhẽ nhân quả là có thật?
”Hoa sợ hãi, nghe lời bà cụ, trở về nhà lập ban thờ Phật, tụng kinh sám hối. Vì di chứng của bệnh tật, Hoa tụng kinh rất khó, mãi mới đọc được một đoạn trong đau đớn, nhưng cô không bỏ cuộc. Ngày ngày cô kiên trì sám hối trước tượng Bồ Tát Quán Thế Âm, tích cực phóng sinh, ăn chay, niệm Phật, không nghĩ đến cái c.h.ế.t và bệnh tật nữa. Ban đầu cô ăn chay 4 ngày/tháng, rồi tăng dần lên 10 ngày/tháng, sau đó chuyển hẳn sang ăn chay trường. Thời khóa tụng kinh đều đặn mỗi ngày 2 tiếng.
Sau một thời gian miệt mài tu tập, sức khỏe cô dần ổn định, tăng từ 39kg lên 55kg, cơ thể khỏe lại dần như người bình thường. Chẳng những thế, chồng cô không còn ý định bỏ cô lấy vợ mới. Anh về nhà sống cùng vợ, vui vẻ đưa cô đi phóng sinh, còn động viên cô đi chùa lễ Phật.
Ngày 1/9/2010, Hoa lên bệnh viện tái khám. Bác sỹ ngạc nhiên thông báo:
– Em hoàn toàn khỏi bệnh rồi, không còn biểu hiện ung thư nữa. Thật hiếm có.
Hoa vỡ òa, nước mắt rơi trong niềm hạnh phúc và biết ơn. Cô thốt lên:
– Phật Pháp đã cứu đời con.
Đúng vậy. Phật Pháp đã cứu cuộc đời Hoa. Trước kia, do vô minh, cô không hề biết sát sinh động vật là tội ác. Cô nghĩ đơn giản mình đang kiếm sống nuôi gia đình, không hề để ý tới sự đau đớn khổ sở của những con vật tội nghiệp. Nay đã biết rồi, Hoa mạnh dạn chừa bỏ, lại siêng năng làm việc thiện, nên nghiệp chướng phần nào được tiêu trừ.
Đức Phật dạy rằng trên đời có hai hạng người đáng quý: một là người không bao giờ phạm lỗi, hai là người có lỗi nhưng biết ăn năn sửa đổi. Và cô chính là một người như vậy. Nếu không phải nhờ sự nỗ lực quay đầu sám hối nghiệp chướng, bỏ ác làm lành, tu tập tinh tấn của bản thân cô, thì chư Phật dù rất muốn cũng khó mà cứu được.
Tĩnh Như, viết lại từ lời kể của Đoàn Thị Hoa.