Hang Mạc Cao là kho tàng nghệ thuật Phật giáo to lớn nhất và được bảo tồn nguyên vẹn nhất trên thế giới hiện nay. Hang Mạc Cao nổi tiếng thế giới bởi các pho tượng điêu khắc và những bức bích họa, thể hiện nghệ thuật Phật giáo liên tiếp trong suốt hàn nghìn năm.

Tại ngoại ô thành phố Đôn Hoàng tỉnh Cam Túc miền Tây Bắc Trung Quốc, có ngọn núi gọi là “Núi cát kêu”. Trên vách núi bị gián đoạn ở phía Đông chân “Núi Cát kêu” chạy dài gần 2km từ Nam lên Bắc, gồm có 5 tầng và đào rất nhiều hang động, những hang động đó có cao có thấp, xen lẫn nhau không đều, trông rất tráng lệ. Đó là hang Mạc Cao Đôn Hoàng nổi tiếng thế giới.

01

Năm 366 công nguyên, có hôm, một vị Thầy tu tên là Lạc Tuân du ngoạn đến Đôn Hoàng. Vị thầy thấy trên Núi Cát Kêu ánh sáng lấp la lấp lánh, dường như có hàng chục nghìn thần Phật xuất hiện trong ánh sáng vàng óng, thầy tu Lạc Tôn nghĩ rằng: “Chắc nơi đây  là thánh địa.”

Vì vậy, thầy thuê người đào hang Phật đầu tiên trên vách núi. Sau đó, qua tu sửa của các triều đại, hang động không ngừng tăng thêm, đến Đời Đường thế kỷ thứ 7, Hang Mạc Cao đã có hơn 1000 hang Phật, vì vậy, Hang Mạc Cao lại có tên gọi là “ Hang nghìn Phật ”.

02

Hang Mạc Cao là cung điện nghệ thuật kết hợp kiến trúc cổ, bích họa và tượng nặn. Trong quá trình đào hang động, nhân dân các triều đại đã nặn rất nhiều tượng phật trong hang và vẽ lên một loạt bích họa. Tuy trải qua sự đổi thay của lịch sử và bị phá hoại của con người, nhưng đến nay hang Mạc Cao vẫn giữ lại được gần 500 hang động, bảo tồn khoảng 50 nghìn km vuông bích họa và hơn 2000 pho tượng phật. Các pho tượng Phật trong hang muôn hình muôn kiểu, phục sức và biện pháp biểu hiện mỗi tượng một khác, phản ánh mầu sắc của các thời đài khác nhau. Bích họa của Hang Mạc Cao lỗng lẫy nhất, nếu nối những bích họa lại với nhau có thể tạo thành một dãy tranh gần 30km.

03
04

Do Hang Mạc Cao Đôn Hoàng nằm ở vùng xa xôi hẻo lánh của Trung Quốc, cho nên bị lãng quên hàng trăm năm mà chưa được thế giới chú ý đến. Song đầu thế kỷ 20, vì sự phát hiện một kho sách thần bí, khối lượng tàng trữ của quý rất đáng kể của Hang Mạc Cao đã làm cho thế giới kinh ngạc, chính vì vậy đã gây nên cơn thảm họa làm cho văn vật bị thất thoát và bị tổn thất nghiêm trọng nhất trong lịch sử Trung Quốc cận đại.

05

Năm 1900, khi quét dọn đất cát, Vương Đạo Sĩ quản lý Hang Mạc Cao đã phát hiện bất ngờ một phòng kín đáo, sau đó phòng kín này được gọi là “Hang tàng trữ kinh thư ”. Trong  hang nhỏ dài 3m rộng 3m này, chồng chất hơn 50 nghìn văn vật cổ hiếm thấy trong đó có kinh thư, hàng dệt may, hội họa v.v… Niên đại những văn vật đó từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ 11 công nguyên, nội dung đề cập tới toàn bộ các lĩnh vực xã hội như: lịch sử, địa lý, chính trị, dân tộc, quân sự, ngôn ngữ văn tự, văn hóa nghệ thuật, tôn giáo, y dược, khoa học, kỹ thuật v.v của Trung Quốc, khu vực Trung Á, Nam Á và Châu Âu, được coi là “Bách khoa toàn thư thời cổ Trung Quốc”.

Hiện nay, dưới Núi Tam Nguy đối diện với Hang Mạc Cao, đã xây dựng Trung tâm trưng bày nghệ thuật Đôn Hoàng, mô phỏng lại một số hang động trước đây ,vừa bảo tồn được văn vật, lại mang lại nội dung phong phú hơn cho du khách. Du khách nước ngoài đánh giá Hang Mạc Cao là: “ Kho báu vĩ đại nhất của nghệ thuật phật giáo vốn có trên thế giới ”.

06
07
08

Hang đá Long Môn, kiệt tác nghệ thuật điêu khắc Phật giáo ở Trung Quốc

Minh Minh