Không hiểu nhân quả báo ứng, cuộc sống rất khổ
Mỗi cá nhân đều giữ bổn phận, đều chịu gieo nhân tốt. Không hiểu nhân quả báo ứng, cuộc sống rất khổ. Hiểu nhân quả báo ứng sẽ sung sướng, biết đủ thường vui. Nội tâm nhân từ, một bầu an tường, hòa hảo, lẽ nào kẻ ấy chẳng vui sướng?
Mọi việc đều có nhân và có quả. Ta muốn có thiện quả, nhất định phải gieo thiện nhân. Chẳng gieo thiện nhân mà mong cầu thiện quả, trong Phật Pháp nói là vô hữu thị xứ chẳng có lẽ ấy, chẳng đạt được.
Chúng ta thấy người khác phát tài, người học Phật trọn chẳng hâm mộ, vì sao?
Biết người ấy trong đời quá khứ đã nhiều lần hành tài bố thí, người ấy đã gieo nhân đó, nay tự nhiên được hưởng quả báo.
Người mong phát tài rất nhiều, mỗi ngày đều mong mỏi thì có phát tài hay không?
Người phát tài rốt cuộc vẫn là thiểu số. Dẫu dùng thủ đoạn phi pháp để đạt được của cải, vẫn là do trong mạng người ấy có.
Tin luật nhân quả, con người sẽ sống tốt với nhau
Ví như cướp ngân hàng, cướp được mấy ngàn vạn, chúng ta đi cướp thì có cướp được hay không?
Cướp chẳng được. Có thể thấy trong mạng quý vị chẳng có, có cướp cũng chẳng cướp được. Trong mạng chẳng có, vừa cướp đã ngay lập tức bị người ta thộp cổ. Có thể cướp được vẫn là do trong mạng kẻ ấy có.
Trong mạng kẻ ấy có, không cướp thì vẫn có thể đạt được nhiều như thế, quý vị nói xem có oan uổng hay không?
Do vậy, Cổ Nhân nói: Thật sự hiểu nhân quả báo ứng, quân tử lạc đắc tác quân tử, tiểu nhân oan uổng tác tiểu nhân quân tử vui vẻ làm quân tử, tiểu nhân oan uổng làm tiểu nhân, cho nên nhất định phải hiểu nhân quả báo ứng.
Quý Vị thấy Ấn Quang Đại Sư, đây là một vị Đại Đức, một vị Tổ Sư gần thời chúng ta nhất. Lão Nhân gia nhiều lượt khuyên lơn chúng ta, nhất định phải làm cho chúng sanh tin tưởng nhân quả báo ứng. Ai nấy đều có thể tin tưởng nhân quả báo ứng, thiên hạ sẽ thái bình.
Mỗi cá nhân đều giữ bổn phận, đều chịu gieo nhân tốt. Không hiểu nhân quả báo ứng, cuộc sống rất khổ. Hiểu nhân quả báo ứng sẽ sung sướng, biết đủ thường vui.
Nội tâm nhân từ, một bầu an tường, hòa hảo, lẽ nào kẻ ấy chẳng vui sướng?
Vì thế, nhất định phải biết sự trọng yếu của đức. Lại càng phải nên hiểu rõ, đức năng của bản thân chúng ta và đức năng của Phật chẳng khác.
Trong Phẩm Xuất Hiện của Kinh Hoa Nghiêm có nói: Hết thảy chúng sanh đều có trí huệ và đức tướng của Như Lai, đều có.
Vì sao nay chúng ta chẳng có?
Chỉ vì vọng tưởng và chấp trước mà không thể chứng đắc, câu này đã nói toạc gốc bệnh của chúng ta. Chúng ta có vọng tưởng, chấp trước, nên quý vị tuy có trí huệ và đức tướng của Như Lai, nhưng chúng chẳng thể hiện tiền.
Khi nào quý vị đoạn hết vọng tưởng và chấp trước, trí huệ và đức năng của quý vị thảy đều hiện tiền, chẳng khác gì hết thảy Chư Phật, La Hán và Bồ Tát cũng chẳng bằng quý vị.
Chúng ta phải hiểu rõ, nhận biết và ưa thích thật, đức, năng, đó là tín. Chúng ta quay đầu xem lại, trong một câu danh hiệu A Di Đà Phật, ba ý nghĩa ấy đều trọn đủ.
Vì sao biết là chúng trọn đủ?
Trong Kinh Luận và Kinh Sách, Cổ Đức đã bảo chúng ta: Chúng ta niệm Phật thì tâm năng niệm là thỉ giác, Phật Hiệu được niệm là bổn giác của chúng ta. Do vậy, khi nhất tâm xưng niệm là thỉ giác hợp với bổn giác, thỉ bổn bất nhị, đó gọi là cứu cánh giác. Cứu cánh giác là thành Phật. Đấy là một niệm tương ứng một niệm Phật, niệm niệm tương ứng niệm niệm Phật, chúng ta phải tin tưởng điều này.
HT. Tịnh Không