Ánh sáng từ bi vi diệu của Địa Tạng Vương Bồ Tát
Một ngày kia, đoàn thuyền 10 chiếc của Vương Ký cùng đi, giữa đường gặp cơn gió bão nổi lên, chín chiếc bị đắm, duy chỉ có thuyền của Vương Ký là bình yên vô sự. Rõ ràng là được Bồ Tát Địa Tạng Từ Bi phù hộ cứu giúp. Từ đó Vương Ký lại càng thành kính phụng thờ Bồ Tát.
Đời Nhà Lương ở Hán Châu thuộc huyện Đức Dương, tại nơi đây có một ngôi Chùa tên là Thiện Tịch. Trên bức vách ở phía hành lang phía đông của Chùa có một bức họa do Trương Tang Dao vẽ Bồ Tát Địa Tạng, hình dáng như một Tăng nhân, khoác áo ngồi nghiêm chỉnh, trên bức họa thường có ánh sáng tỏa ra khác thường.
Lân Đức đời nhà Đường, có vị Sư trong Chùa vẽ hình Địa Tạng Bồ Tát theo kiểu bức tượng cũng có ánh sáng tỏa ra. Lân Đức năm thứ ba lúc Vương Ký đi nhận nhiệm sở ở Tư Châu chức sử, cũng thường tập vẽ bức họa Địa Tạng Bồ Tát và rất thành tâm tôn thờ. Một ngày kia, đoàn thuyền 10 chiếc của Vương Ký cùng đi, giữa đường gặp cơn gió bão nổi lên, chín chiếc bị đắm, duy chỉ có thuyền của Vương Ký là bình yên vô sự. Rõ ràng là được Bồ Tát Địa Tạng Từ Bi phù hộ cứu giúp. Từ đó Vương Ký lại càng thành kính phụng thờ Bồ Tát.
Sự linh nghiệm của việc trì tụng chú Đại Bi và kinh Địa Tạng
Cũng năm thứ ba Bà Thiên Hậu được biết chuyện này, bèn ra lệnh cho họa sĩ phóng theo vẽ bức tượng Địa Tạng, cũng lại có ánh sáng tỏa ra như trên.
Đến năm Đại Lịch nguyên niên, có vị đại đức ở Chùa Bảo Thọ thấy bức tranh trong đạo tràng cũng tỏa ánh hào quang, bèn viết sớ tâu nhà Vua. Vua cũng thành tâm đảnh lễ và ca ngợi vô cùng. Bức họa tượng thường tỏa ánh hào quang thì quốc gia an lạc.
Lại có một thương gia, vợ mang thai 28 tháng mà chưa sanh, một ngày kia thấy ánh sáng trong bức tranh vẽ hình Địa Tạng tỏa ra, bèn quyết tâm một lòng cung kính mô phỏng vẽ hình Bồ Tát Địa Tạng, đêm đó liền sinh một đứa con trai, khôi ngô tuấn tú ai trông thấy cũng yêu mến, đó là nhờ ở ánh sáng vi diệu của Bồ Tát Địa Tạng vậy.
Trích “Địa Tạng Bồ Tát Bản Tích Linh Cảm Lục”.