Người có bản ngã cao dễ sống sa đọa

Người nào mà khi ở giữa đám đông họ kiềm chế, họ sống thầm lặng, không muốn nổi bật thì trong lúc mà họ sống một mình không có ai họ vẫn là người kiểm soát tốt nội tâm, hành vi của mình vì Bản ngã họ nhẹ.

Những người tiềm ẩn bản ngã thường khi giữa đông, họ cứ muốn nổi bật bằng một hành động, bằng một câu nói, bằng một thái độ để làm cho người khác phải chú ý đến mình. Đó là một cái kiêu mạn và tham vọng thầm kín. Còn khi không đông người, ở một mình thì người đó dễ buông lung, lười biếng, giãi đãi, trụy lạc, sa đọa.

Con người giống như đồng tiền có hai mặt:

– Hễ người nào mà ta thấy giữa đám đông muốn nổi bật thì ta chắc chắn một điều lúc một mình không có người họ là một người hư hỏng buông lung.

Làm thế nào để hết bản ngã?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

– Còn người nào mà khi ở giữa đám đông họ kiềm chế, họ sống thầm lặng, không muốn nổi bật thì trong lúc mà họ sống một mình không có ai họ vẫn là người kiểm soát tốt nội tâm, hành vi của mình vì Bản ngã họ nhẹ.

Nên người mà nhìn thấy ví dụ như trong lúc đông người họ hay phô bày bản thân ta phải hết sức cẩn thận vì có hai trường hợp: một là họ là người có phước nổi bật cho nên khiến họ nổi bật vì cái phước tự nhiên của họ, nhưng một trường hợp họ làm ra vẻ nổi bật vì đây là cái Bản ngã và tham vọng cá nhân.

Hệ quả ngược lại là gì?

– Là lúc mà vắng người không có ai họ trở thành người hư hỏng ngay vì đó là cái Bản ngã, nên đây là điều mà Phật nói là “Thấy sự nguy hiểm trong từng lỗi nhỏ nhặt” là vậy. Nên trong lúc đông người ta biết kiềm chế, ta khiêm hạ, ta tôn trọng mọi người, không mong cho mình nổi bật thì người đó khi lúc vắng người ở một mình cũng vẫn là một người biết kiềm chế, biết kiểm soát. Đó là cái Nhân Quả là vậy.

TT. Thích Chân Quang