Xuân trong tôi
Lang thang rong chơi cùng chiếc máy cũ kĩ 10 năm tuổi. Tôi đi trong thời tiết khá là dễ chịu của mùa xuân ấm áp.
Ấy thế mà đi rong chơi mà lại học được bài học mà có lẽ ngàn xưa cũng thế mà ngàn năm nay cũng vậy. Đó là “niên niên tuế tuế hoa tương tự, tuế tuế niên niên nhân bất đồng – Bởi vì mùa xuân của hoa nó luôn nở những cánh hoa đẹp rực rỡ của riêng nó (có lẽ chăng bản tánh con người nó vốn trong sạch, bình an không vị kỉ, như những bông hoa khi xuân tới nó nở đẹp hết sức của nó vậy”).
Trong một bàn trà mà cái hương vị thì nó đồng nhất, nhưng người uống thì lại cảm giác rất xa lạ, rất chi là vui tính. Đó là mỗi người đều cho mình một cái kiến giải (có khi là tự mình nói, có khi ra ra vài quyển sách).
Nhưng thay vì thưởng thức vị trà xem chúng ta có thể uống hương vị có giống nhau không. Nhưng lạ thay, người thì có chút vị đắng, người thì bảo có chút vị chua, người thì bảo có chút vị ngọt.
Ấy thế mà người bảo vị đắng thì có lẽ sáng nay họ mới ăn mướp đắng chăng?
Người bảo vị chua thì chắc mới ăn canh chùa à?
Người thì bảo là ngọt chắc là ăn một kg mía đường sao?
Người còn lại bảo hương vị trà nó là vị thanh của riêng nó? Chứ hình như đắng, ngọt, chua , làm gì có với cái vị trà đang uống.
Ấy thế mà con người luôn vậy, luôn cho mình cái vị đắng mà mình không biết, vị chua mà mình không rõ, và đam mê vị ngọt có ngày tiểu đường đấy.
À chắc là họ quên đi thực tại bởi vì sáng nay họ ăn những vị đắng, ngọt chua cay chăng.
Chính vì họ bị những thứ giả tạo của mùi vị ấy, của cuộc sống ấy, mà họ quên đi cái thực tại đang là này. Quên đi rằng mình đang tham cái danh ,cái lợi mà quên đi cái ông chủ chính mình, để thưởng thức vị trà toả hương vị đắng không có ngọt cũng không chua thì lại càng không có.
Bởi thế câu “niên niên tuế tuế hoa tương tự, tuế tuế niên niên nhân bất đồng”.
Sống làm sao một hơi thở ra vào là một điều bình an tới với chính mình, nhận diện cho rõ. Chứ đừng quay cuồng vào những thứ cay đắng ngọt của bên ngoài mà quên đi mình đang thưởng thức thi vị của trà nó ra làm sao.
Đời người có mấy, mà quên đi chính mình thì thật là tệ làm sao ấy nhỉ?
Vị kỉ bản thân chính là giết hại chính mình trên con đường hoàn thiện bản thân.
Học cách cho đi là con đường an yên nhất. Chúng ta biết cho đi như vị tha. Khi mà con người cho thế nhân cùng học theo, cùng đi theo cùng biết cái hương vị đúng của trà thì mới là bậc trí giả chứ đừng ôm cái đắng, cay, ngọt mà quên đi hương trà thoang thoảng nhẹ nhàng của tiết xuân vậy.
Đúng vậy khi chúng ta cùng nhau biết được hương vị của trà giống nhau thì pháp vị sẽ đến với chính chúng ta vậy, Vì thế có câu (“xuân sắc vô cao hạ, hoa chi tự đoản trường – Sắc xuân không có trên dưới, chỉ là hoa nó nở sớm hay muộn mà thôi”). Sự giác ngộ hay sự giải thoát trên mỗi con người chúng ta chắc chắn sẽ đến chỉ là sớm hay muộn mà thôi. Vì thế chúng ta phải tin rằng chúng ta có mùa xuân của riêng mình, và đến một lúc nào đó sẽ đến khi chúng ta không vướng bận vào tham sân si nữa.
*Bài dự thi được gửi từ tác giả Nghiêm Văn Tiến; địa chỉ: đường số 8 phường 11 quận Gò Vấp.