60 câu hỏi đáp “Đức Phật là ai?”

Hiện nay số lượng sách nói về cuộc đời Đức Phật nhiều như một đám rừng. Cuốn sách nhỏ bé này chỉ có mục đích khiêm tốn là giới thiệu một cách vắn tắt cuộc đời Đức Phật cho các bạn trẻ qua hình thức hỏi – đáp.

 

Nó không thể thay thế các cuốn sách nói một cách đầy đủ về cuộc đời của Đức Phật. Qua hình thức hỏi – đáp có thể các bạn trẻ dễ nhớ. Trong các buổi sinh hoạt như của gia đình Phật tử hay câu lạc bộ thanh – thiếu – niên Phật tử, chúng ta có thể gợi ý các em qua các câu hỏi và qua sách, chúng ta đã có sẵn câu trả lời…không cần phải suy nghĩ.

Sách này được hình thành qua sự sưu tầm, cộng thêm với sự đóng góp riêng, rồi biên soạn theo thứ tự. Rất mong được sự chỉ giáo, góp ý của các bậc thức giả.

Đức Phật mang đến hạnh phúc cho nhân loại

A. Thân Thế:

1. Hỏi: Đức Phật là ai?

Đáp: Đức Phật tên là Tất Đạt Đa (Siddharta), họ là Cồ Đàm (Gautama), con của Vua Tịnh Phạn (Suddhodana) và Hoàng Hậu Ma-Da (Maya) nước Ca-tỳ-la-vệ (Kapilavatsu) ở về miền trung Ấn Độ, Nepal bây giờ. Ngài sinh ra cách đây 2564 năm (tính đến năm 2020).

Hoàng Hậu Ma Da nằm mộng thấy con voi sáu ngà đâm vào hông và sau đó mang thai.

Hoàng Hậu Ma Da nằm mộng thấy con voi sáu ngà đâm vào hông và sau đó mang thai.

2. Hỏi: Đức Đức Phật sinh ra ở đâu?

Đáp: Đức Phật sinh ra ở Vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini) khi hoàng hậu trên đường trở về quê mẹ để chuẩn bị sinh nở. Khi Hoàng Hậu Ma Da níu lấy cành hoa Vô Ưu thì hạ sinh thái tử.

Hoàng Hậu Ma Da hạ sinh thái tử tại Vườn Lâm Tỳ Ni.

Hoàng Hậu Ma Da hạ sinh thái tử tại Vườn Lâm Tỳ Ni.

3. Hỏi: Có huyền thoại nào nói về lúc hạ sinh thái tử không?

Đáp: Có khá nhiều huyền thoại như bảy đóa sen từ dưới đất mọc lên để đỡ chân cho thái tử và Long Vương (Vua Rồng) phun nước để tắm cho thái tử.

4. Hỏi: Trong sự mừng vui của Vua Tịnh Phạn vì có con nối dõi, nhà tiên tri A Tư Đà (Asita) từ Hy Mã Lạp Sơn tới nói gì về tương lai của thái tử?

Đáp: Đạo sĩ A Tư Đà nói rằng nếu thái tử không xuất gia mà ở lại trị vì, thì ngài sẽ trở thành một đại đế. Còn nếu xuất gia đi tu thì ngài sẽ trở thành một vị Phật. Rồi đạo sĩ A Tư Đà bật khóc, nói rằng, rất tiếc khi đó ông đã chết cho nên không được nghe những lời giáo huấn của vị Phật này. Nghe nói vậy Vua Tịnh Phạn vừa mừng vừa lo. Bảy ngày sau, Hoàng Hậu Ma Gia qua đời và thái tử được nuôi dưỡng bởi người em của hoàng hậu là bà Ma Ha Ba-xà-ba-đề (Mahaprajapati).

Đạo sĩ A Tư Đà tiên đoán tương lai của thái tử.

Đạo sĩ A Tư Đà tiên đoán tương lai của thái tử.

5. Hỏi: Thái Tử Sĩ Đạt Đa được giáo dục như thế nào?

Đáp: Khi thái tử được bảy tuổi. Rất nhiều danh sư thời bấy giờ được Vua Tịnh Phạn mời tới để dạy học cho thái tử. Thế nhưng chỉ sau một thời gian những vị này đều cáo lỗi vì không còn gì để dạy thái tử nữa. Thái tử còn được dạy về võ thuật, bắn cung, cưỡi ngựa.

6. Hỏi: Đời sống tâm linh của thái tử trong cung điện ra sao?

Đáp: Thái tử là một cậu bé khác thường, ít vui chơi hay ham thích những thú vui của hoàng cung mà thường trầm tư, mặc tưởng.

7. Hỏi: Có gì chứng tỏ thái tử yêu mến thú vật?

Đáp: Khi Hoàng Tử Bồ Đề Đạt Đa giương cung bắn rơi một con chim. Con chim rớt vào sân của thái tử. Thái tử đã ôm nó vào lòng và chữa trị vết thương cho nó.

Thái tử đang ôm con chim bị thương vào lòng.

Thái tử đang ôm con chim bị thương vào lòng.

8. Hỏi: Thái tử nghĩ gì khi lần đầu tiên được vua cha cho tham dự Lễ Khởi Đầu Mùa Cày Cấy (Hạ Điền) vào mùa xuân ở ngoài hoàng thành?

Đáp: Thái tử không vui như mọi người khi thấy người nông dân cày đất lên, con chim nhào xuống ăn những con giun, con dế. Rồi người thợ săn rình bắn con chim. Trong khi đó con hổ lại rình để vồ người thợ săn. Rồi thì con trâu phải kéo cày, người nông dân phải cực khổ, chân lấm tay bùn. Thái tử tự hỏi tại sao cuộc sống này lại như thế?

9. Hỏi: Lần du ngoạn lần thứ hai ngoài hoàng cung, qua bốn cửa thành, thái tử gặp những gì?

Đáp: Thái tử gặp những hình ảnh lạ lùng mà từ trước đến giờ chưa bao giờ nhìn thấy. Một người già chống gậy bước đi run rẩy. Một người bệnh đang rên xiết vì đau đớn. Một nhóm người đang khóc than, khiêng một xác chết và một vị sa môn đang ung dung dạo bước.

Hình ảnh thái tử nhìn thấy qua bốn cửa thành.

Hình ảnh thái tử nhìn thấy qua bốn cửa thành.

10. Hỏi: Khi về hoàng cung thái tử đã thưa gì với phụ vương?

Đáp: Thái tử ngỏ ý xin xuất gia.

11.  Hỏi: Vua Tịnh Phạn có bằng lòng không?

Đáp: Đức vua không bằng lòng.

12.  Hỏi: Khi đó thái tử nói gì?

Đáp: Thái tử thưa rằng, nếu vua cha làm sao cho con: Không bệnh tật, trẻ mãi không già, không chết và làm sao cho mọi người hết khổ thì con sẽ không xuất gia. Vua Tịnh Phạn nói rằng ta có thể cho con ngai vàng này và của cải của thế gian nhưng những điều đó ta không thể làm được.

13.  Hỏi: Để ngăn chặn ý chí xuất gia của thái tử, đức vua đã làm gì?

Đáp: Ngài đã cho xây ba cung điện Mùa Xuân, Mùa Hạ và Mùa Đông để phục vụ thái tử. Trong các cung điện này hoa không được héo, cung nữ già phải đuổi về quê và đêm ngày đều yến tiệc và đàn ca, xướng hát.

14.  Hỏi: Thái tử có vui trong các cung vàng điện ngọc, đầy lạc thú này không?

Đáp: Không!

15.  Hỏi: Khi đó Vua Tịnh Phạn làm sao?

Đáp: Có một vị đại thần hiến kế, trên đời này ái tình là sợi dây trói buộc con người ghế gớm nhất. Nếu cưới vợ cho thái tử thì chắc chắn thái tử sẽ vui vầy suốt đời bên người đẹp và quên mất ý tưởng xuất gia.

Đám cưới của thái tử và Công Chúa Da Du Đà La (Yasodhara).

Đám cưới của thái tử và Công Chúa Da Du Đà La (Yasodhara).

16.  Hỏi: Làm thế nào để thái tử cưới được Công Chúa Gia Du Đà La con của Vua Thiện Giác?

Đáp: Thái tử đã phải trải qua cuộc tranh tài về đấu kiếm, cưỡi ngựa và bắn cung với các hoàng tử khác để có thể lấy được Công Chúa Gia Du Đà La.

Cuộc đời đức Phật: phước trí trang nghiêm, trời người đều cung kính

17.  Hỏi: Cuộc sống bên cạnh người vợ đẹp tuyệt trần này có làm thái tử vui không?

Đáp: Có. Công chúa đã sinh cho thái tử một con trai tên La Hầu La (Rahula). Nhưng ý nghĩ xuất gia vẫn không nguôi ngoai trong lòng thái tử.

18.  Hỏi: Hình ảnh cuối cùng nào đã khiến thái tử quyết chí xuất gia?

Đáp: Vào một đêm nọ, thái tử bỗng thức giấc và đi dạo trong cung điện. Thái tử thấy nằm ngủ la liệt dưới sàn là các cung nữ phấn son mờ nhạt, mặt mày hốc hác, tóc rối bời, xiêm y lệch lạc…khác hẳn với những gì mà thái tử thấy ban ngày. Phải chăng đằng sau các dạ tiệc tưng bừng là đây? Phải chăng đằng sau cuộc sống vương giả là đây? Thái tử thở dài buồn bã.

19. Hỏi: Thái tử đã lìa bỏ gia đình như thế nào?

Đáp: Vào một đêm trăng, thừa dịp binh sĩ và cung nữ ngủ say. Thái tử thức dậy, nhìn vợ con rồi đi quanh giường ba vòng để từ giã, rồi ra lệnh cho Xa Nặc (Sana) thắng con ngựa Kiền Trắc (Kantaka), rồi hai thầy trò phóng ra khỏi thành.

Thái tử nhìn vợ con lần cuối.

Thái tử nhìn vợ con lần cuối.

20.  Hỏi: Sau khi vượt qua Sông Anoma, thái tử làm gì?

Đáp: Thái tử đã cắt mớ tóc xinh đẹp của mình, trao cho Xa Nặc về trình với vua cha là thái tử đã quyết tâm lên đượng tìm đạo và đừng cho người tìm kiếm. Sau đó thái tử đã đổi bộ áo của mình để lấy bộ áo của một người dân bình thường. Lúc đó thái tử 26 tuổi.

(Còn tiếp)

Thiện quả Đào Văn Bình